Nhiều du khách đến Sa Pa vào dịp nghỉ lễ.

Các điểm du lịch sẵn sàng đón khách nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, hầu hết các gia đình đều lên kế hoạch đi du lịch, nghỉ ngơi. Ðón bắt nhu cầu này, các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí tại các tỉnh, thành phố đã chuẩn bị các chương trình lễ hội, nơi lưu trú, phương án bảo đảm giao thông, an ninh trật tự để phục vụ khách du lịch trong dịp này.
Du khách trải nghiệm dịch vụ ngâm chân bằng thảo dược tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Khai thác tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe

Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe bởi có hệ thống cơ sở y tế hiện đại, đáp ứng được chuyên môn và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có với các bãi biển lớn hoang sơ, thảm thực vật phong phú, cùng nhiều dược liệu quý, bên cạnh nền y học cổ truyền nổi tiếng. Tuy nhiên, dòng sản phẩm du lịch này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng sẵn có để trở thành thế mạnh của ngành du lịch nước nhà.
Hà Nội cần có biện pháp khai thác các giá trị văn hóa di sản một cách có chiều sâu để phát triển du lịch. Trong ảnh: Đoàn rước trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Đổi mới sản phẩm du lịch để tăng sức hút

Từ đầu năm 2023 đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, để quá trình hồi phục bền vững, nhanh chóng đạt và vượt những chỉ số về doanh thu, số lượng khách... như giai đoạn trước khi xảy ra dịch Covid-19, thì vẫn còn nhiều thách thức. Theo nhiều chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục đổi mới các sản phẩm du lịch một cách có chiều sâu; đẩy mạnh phát triển du lịch đêm... để tăng sức hút với khách trong nước và quốc tế.
Du khách khám phá Khu du lịch sinh thái Thung Nham, Ninh Bình. (Ảnh PHONG VINH)

Các tỉnh Bắc Trung Bộ liên kết phát triển du lịch

Tận dụng những điểm tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống và ẩm thực để tạo mối liên kết, hợp tác bền vững; đồng thời phát huy những nét khác biệt, đặc trưng nhằm tạo sự hấp dẫn, độc đáo cho hành trình và sản phẩm du lịch, là hướng đi được bốn tỉnh Ninh Bình-Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh tích cực triển khai nhằm thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và nước ngoài, tạo đà bứt tốc phát triển du lịch.
Khách du lịch tham gia Giải chạy “Cúc Phương Jungle Paths 2023’’. (Ảnh: Minh Quang)

Du lịch gắn với hoạt động thể thao hút khách đến Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đang hướng tới phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo, trong đó có hình thái du lịch thể thao xuyên rừng. Việc này có mục đích là nhằm nâng cao nhận thức cho khách du lịch và người dân về công tác bảo vệ sự đa dạng sinh học vùng rừng mưa nhiệt đới.
Du khách tham quan Khu di tích Tháp Bà Ponagar tại Khánh Hòa. (Ảnh Xuân Thành)

Thu hút du khách quay lại Việt Nam nhiều lần

Du lịch Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với nhiều điểm đến thường xuyên lọt tốp những điểm đến đáng trải nghiệm nhất thế giới, đồng thời cũng liên tục được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế uy tín. Song đáng tiếc, tỷ lệ khách "một đi không trở lại" vẫn khá cao. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này là đòi hỏi đặt ra đối với ngành du lịch nước ta trong bối cảnh cần bảo đảm sự tăng trưởng bền vững.
Khu cắm trại Blue Diamond tại Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch.

Thêm 1 sản phẩm du lịch mới độc đáo tại vùng đệm Phong Nha-Kẻ Bàng

Ngày 8/6, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp Công ty Oxalis khai trương khu cắm trại Blue Diamond tại Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch. Đây là sản phẩm du lịch mới, độc đáo, thân thiện với môi trường nhằm thu hút du khách đến với Quảng Bình sau thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19.