Ông Nguyễn Trung Hậu, Phó trưởng Ban thường trực Ban quản lý Vịnh Hạ Long cho rằng: Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các địa phương có biển đặc biệt là Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên đang triển khai xử lý các lồng, bè nuôi trồng thủy sản trái phép đồng thời thay thế phao xốp bằng các vật liệu bền vững tại khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long tăng cường phương tiện và nhân lực để thu gom phao xốp và rác thải trên Vịnh Hạ Long. |
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã làm phát tán một số lượng lớn các loại rác thải chủ yếu là phao xốp và các vật liệu làm lồng bè ra môi trường Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ (Hải Phòng).
Mặt khác, do diện tích Vịnh Hạ Long rộng, số lượng phao xốp quá lớn, tập trung dồn về Vịnh Hạ Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đang gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom phao xốp.
Phao xốp được thu gom và chở về điểm tập kết để xử lý theo quy định. |
Việc phát tán rác thải từ hoạt động tháo dỡ lồng, bè vào khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã gây ô nhiễm môi trường cảnh quan Di sản, các bè mảng trôi dạt gây nguy hiểm cho các phương tiện thủy, nhất là hoạt động của các tàu du lịch chở khách tham quan Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, gây bức xúc cho du khách tham quan.
Lượng phao xốp được thu gom và tập kết để xử lý theo quy định. |
Theo ông Nguyễn Trung Hậu, Phó trưởng Ban thường trực Ban quản lý Vịnh Hạ Long, để hoàn thành việc thu gom phao xốp và rác thải trôi nổi trên Vịnh Hạ Long, Ban tiếp tục phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long huy động tối đa phương tiện, nhân lực triển khai thu gom phao xốp và vận chuyển về bờ, xử lý phao xốp theo đúng quy định của pháp luật, quyết tâm hoàn thành vào cuối tháng 4/2023 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.