Tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, nhất là khi hai nước cùng hướng tới mốc son kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2024. Hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, công nghiệp, thương mại, giáo dục-đào tạo hay văn hóa-du lịch ngày càng được nhân rộng và đi vào chiều sâu.
0:00 / 0:00
0:00
Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ. (Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO)
Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ. (Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO)

Các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp thường xuyên giữa hai nước đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đóng góp quan trọng cho quan hệ hợp tác Việt Nam-Mông Cổ.

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mông Cổ trong những năm qua đã có nhiều tiến triển. Trao đổi thương mại song phương những năm 1994-1995 đạt từ 5-6 triệu USD, song đã tăng trưởng nhanh trong những năm qua, khi đạt khoảng 50 triệu USD năm 2020, khoảng 80 triệu USD năm 2021. Theo các số liệu mới nhất, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 85 triệu USD năm 2022 và còn nhiều dư địa để hai bên thúc đẩy.

Các chuyến thăm tới Mông Cổ của Chủ tịch nước Việt Nam các năm 2000 và 2008, cũng như các chuyến thăm tới Việt Nam của các Tổng thống Mông Cổ vào các năm 1994, 2005 và 2013 đã đặt nền móng cho sự phát triển của quan hệ song phương. Việt Nam và Mông Cổ duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống, thường xuyên giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và đa phương.

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mông Cổ trong những năm qua đã có nhiều tiến triển. Trao đổi thương mại song phương những năm 1994-1995 đạt từ 5-6 triệu USD, song đã tăng trưởng nhanh trong những năm qua, khi đạt khoảng 50 triệu USD năm 2020, khoảng 80 triệu USD năm 2021. Theo các số liệu mới nhất, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 85 triệu USD năm 2022 và còn nhiều dư địa để hai bên thúc đẩy.

Các mặt hàng được Việt Nam xuất khẩu sang Mông Cổ chủ yếu là các loại nông sản, thực phẩm, cà-phê, phở khô, dược phẩm, bia... Cùng với đó, Mông Cổ xuất khẩu sang Việt Nam nhiều mặt hàng thế mạnh, như cao ngựa bạch, thảm len lông cừu, các sản phẩm lông dê mịn, các sản phẩm làm từ da, găng tay da...

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác, như: Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại năm 2021; Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa năm 2022; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022...

Đồng thời, Việt Nam và Mông Cổ cũng đang tiến hành trao đổi dự thảo về các hiệp định mới, bao gồm Hiệp định về điều kiện đi lại của công dân (thay thế Hiệp định năm 2000, nhằm miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông lưu trú dưới 30 ngày); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư...

Năm 2022, hai nước đã triển khai thành công nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ; tổ chức Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ tại thủ đô Ulaanbaatar (Ulan Bator). Đáng chú ý, hãng hàng không Mông Cổ đã chính thức mở đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam với Mông Cổ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp hai nước qua lại, đẩy mạnh giao thương, xúc tiến hoạt động du lịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Mông Cổ đã ghi nhận nhiều thành quả tích cực trong thời gian qua, thông qua các chuyến thăm, làm việc và ký kết bản ghi nhớ giữa tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình, tỉnh Orkhon với tỉnh Đắk Lắk, giữa quận Chingeltei (thủ đô Ulaanbaatar) và quận Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

Đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hai nước, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav tin tưởng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ là nền tảng thuận lợi, vững chắc để các địa phương xây dựng và cùng thực hiện các chương trình, dự án hợp tác cùng có lợi.

Năm 2022, hai nước đã triển khai thành công nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ; tổ chức Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Mông Cổ tại thủ đô Ulaanbaatar (Ulan Bator).

Tại thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, ngôi trường Trung học số 14 được đặt tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lãnh đạo cấp cao Mông Cổ khẳng định luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Lãnh đạo Việt Nam cũng nhất quán khẳng định sự coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước. Đó là nền tảng hữu nghị quan trọng để Việt Nam và Mông Cổ tiếp tục thúc đẩy phát triển những dư địa, tiềm năng trong hợp tác song phương.