Wikipedia khóa gần 400 tài khoản do làm sai lệch thông tin

NDO -

NDĐT - Wikipedia phiên bản tiếng Anh đã khóa 381 tài khoản dùng biên tập các bài báo trong từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến do đã nhận tiền để viết bài vì các mục đích khác nhau.

Hình nộm sockpuppet được dùng để ám chỉ những người làm sai lệch thông tin trên mạng.
Hình nộm sockpuppet được dùng để ám chỉ những người làm sai lệch thông tin trên mạng.

Đồng thời, các biên tập viên cũng đã xóa đi 210 bài báo được tạo bởi các tài khoản này. Hầu hết các bài viết liên quan đến qua đến quảng cáo và doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc nghệ thuật.

Trong thông báo ngày 31-8 của tổ chức Wikimedia Foundation, cơ quan quản lý các trang Wikipedia, thì các bài báo đã làm sai thông tin, thiếu hoặc không có dẫn chứng và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm bản quyền.

Tổ chức này cũng tin rằng các bài viết đã có cùng chung một đầu mối đứng đằng sau vì nó khá tương tự nhau.

Trong nhiều năm qua, Wikipedia rất nỗ lực để chống lại các tài khoản sai làm sai lệch thông tin trên Internet, còn gọi là tài khoản “sockpuppet”. Các tài khoản sockpupper thường là nhiều tài khoản được sở hữu bởi một biên tập viên để làm sai lệch thông tin và đánh lừa biên tập viên khác.

Chẳng hạn, năm 2013, Wikimedia Foundation đã điều tra cộng đồng thuộc phiên bản Wikipedia tiếng Anh về nghi ngờ có hiện tượng sockpuppet và đã tìm được một hãng tư vấn lớn đã tạo, biên tập và duy trì hàng nghìn bài viết trên Wikipedia cho những khách hàng trả tiền. Tổ chức Wikimedia Foundation cho biết hãng này đã sử dụng những tài khoản bí mật.

Tháng 7 năm ngoái, Wikimedia cũng đã thay đổi các điều khoản về ngăn chặn việc biên tập trên trang nhưng không tiết lộ việc mình có liên quan đến nội dung bài viết hay nhận thù lao từ việc làm của mình.

Các biên tập viên của Wikipedia hiện được yêu cầu thông báo những thông tin về những nơi mà mình có thu nhập hay liên quan để được khuyến cáo không sửa những bài viết có thể gây ra những xung đột về lợi ích.

Cũng trong tuần trước, cơ quan quản lý viễn thông và công nghệ thông tin của Liên bang Nga là Roscomnadzor cũng đã chặn trang Wikipedia phiên bản tiếng Nga do có bài viết hướng dẫn chế tạo chất gây nghiện. Tuy nhiên, lệnh cấm sau đó đã được dỡ bỏ do nội dung bài viết đã được hiệu đính lại để phù hợp với các quy định của pháp luật.