Định hướng xây dựng, phát triển đất nước-lý luận và thực tiễn

Phát huy tinh thần tự học của công dân,đáp ứng yêu cầu mới của đất nước

Trong bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc đến giáo dục ở nhiều khía cạnh, góc độ như cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới và thành quả giáo dục. Tôi tâm huyết quan điểm “con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển”.
0:00 / 0:00
0:00
Tháng 9/2023, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ đã kịp thời biểu dương, khen thưởng cho hai học sinh đoạt giải các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2023. (Ảnh: NGỌC LONG)
Tháng 9/2023, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ đã kịp thời biểu dương, khen thưởng cho hai học sinh đoạt giải các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2023. (Ảnh: NGỌC LONG)

Tại phần 2 của bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh vị trí trung tâm của con người trong công cuộc đổi mới: “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Tổng Bí thư cũng nhắc đến những lĩnh vực ưu tiên, coi đó là quốc sách hàng đầu, trong đó có ngành giáo dục.

Tinh thần nhất quán trong các nghị quyết của Đảng nhiều nhiệm kỳ qua luôn đặt chiến lược con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ dân số vàng với quy mô dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 16 thế giới. Khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, nâng cao gắn với sự chăm lo đầu tư phát triển các ngành: y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ theo đúng tinh thần coi ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực này là quốc sách hàng đầu…

Tinh thần nhất quán trong các nghị quyết của Đảng nhiều nhiệm kỳ qua luôn đặt chiến lược con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng, tỉnh Phú Thọ xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá chiến lược để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh, bền vững.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Phú Thọ đang thu hút các nhà đầu tư từ FDI, tập đoàn kinh tế lớn liên quan đến lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại cho khu, cụm công nghiệp đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ chất lượng cao. Người lao động cần phát triển đồng bộ các kỹ năng làm việc, kỹ năng tư duy, làm chủ công nghệ mới là động lực bứt phá về năng suất lao động, phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện mô hình “công dân học tập”. Một người được coi là “công dân học tập” phải có ý thức học tập thường xuyên với năng lực tự học, học ở trường lớp, học qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng; học tập trực tiếp và học tập trực tuyến…

Dù học tập dưới hình thức nào thì “công dân học tập” cũng đều phải đáp ứng yêu cầu “rèn đức, luyện tài”, có trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng để cộng đồng học tập ngày một tiến bộ hơn. Điều này hoàn toàn thống nhất với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các mô hình học tập, đặc biệt là mô hình công dân học tập Việt Nam hướng tới công dân học tập toàn cầu trong thời kỳ hội nhập và đổi mới, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Khuyến học trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua khuyến học, đẩy mạnh phong trào học tập theo hướng mỗi công dân là một “công dân học tập”, xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, khu dân cư, cơ quan văn hóa; không ngừng xây dựng và củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Khuyến học các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động Hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và môi trường bền vững của địa phương ■