Ngày 14/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có công văn gửi các cơ quan báo, đài về việc công bố 2 nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Thay vì có hiệu lực từ 1/1/2025, nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, theo phương án được Quốc hội thống nhất.
Sáng 30/5, thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan cần rà soát để quy định đầy đủ các loại chi phí tố tụng trong dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng, đồng thời tiếp tục làm rõ cơ quan có thẩm quyền quy định mức chi cụ thể của từng loại chi phí.
Nêu thực trạng có một số luật mới ban hành 2-3 năm đã phải sửa đổi, bổ sung, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu cần phải "mổ xẻ" nguyên nhân đồng thời có giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng này.
Nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án luật, nhằm khẳng định, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người chuyển đổi giới tính.
Sáng 22/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng.
Đánh giá công tác xây dựng pháp luật về chất lượng đã được nâng lên một bước, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, cần thiết phải tiếp tục khắc phục hạn chế trong xây dựng pháp luật, đồng thời đẩy mạnh phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của người dân.
Sáng 22/8, tại Nhà Quốc hội, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Chính phủ tổ chức, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Trong quá trình thực hiện, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chuẩn bị hồ sơ đưa dự án luật vào chương trình hằng năm, chống tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật; đặc biệt cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh.
Sáng 22/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp Chính phủ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Trong phiên làm việc đầu giờ chiều 13/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 với 462 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.