Theo ANSM cho biết, các trường hợp mắc bệnh máu khó đông hiếm gặp đều ở những người trên 75 tuổi. Các trường hợp này là trường hợp mắc bệnh máu khó đông đầu tiên ở Pháp có thể liên quan vaccine Pfizer/BioNTech.
Theo kênh truyền hình LCI, trong báo cáo của mình, ANSM nhắc lại rằng ba trường hợp nói trên chỉ là thiểu số nhỏ so với 20.964.000 mũi tiêm được thực hiện kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng tại Pháp.
Theo ANSM, “Hiệu ứng các trường hợp rất hiếm gặp này không đặt ra câu hỏi về tỷ lệ lợi ích và rủi ro của vaccine. Những người bị bệnh máu khó đông không có đủ các protein đông máu, các protein này kết hợp với các tiểu cầu trong máu để làm đông máu. Những trường hợp hiếm gặp nói trên có thể chảy máu lâu hơn bình thường».
Các quan chức y tế Pháp cho biết, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung là cực kỳ hiếm, hằng năm, chỉ khoảng 1-1,5 trường hợp trên một triệu dân ở bệnh nhân trung bình trên 60 tuổi.
Bệnh máu khó đông chưa được các cơ quan quản lý dược phẩm coi là tác dụng phụ của vaccine Pfizer/BioNTech.
ANSM cho rằng, không thể chứng minh được vai trò của vaccine Pfizer trong một số rất ít trường hợp được báo cáo về các trường hợp “cục máu đông”. Nhưng đối với vaccine do AstraZeneca phát triển, có thêm tám trường hợp huyết khối mới nhưng không có ai tử vong, đã được thông báo trong khoảng thời gian từ ngày 6-5 đến ngày 13-5, nâng tổng số lên 42 trường hợp kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, trong đó có 11 trường hợp tử vong. Vaccine AstraZeneca đã được tiêm hơn 4.294.000 liều ở Pháp.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ khuyên những người tiêm vaccine nên nói với bác sĩ trước khi tiêm nếu họ bị rối loạn chảy máu hoặc đang bị loãng máu.
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cho biết, các trường hợp phản ứng dị ứng hiếm gặp đã xảy ra ở những người được tiêm vaccine Pfizer, bao gồm một số rất nhỏ các trường hợp sốc phản vệ.