Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”.

[Ảnh] Ấn tượng Triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh" tại Báo Nhân Dân

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, ca ngợi những chiến công hiển hách và tôn vinh những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng thông qua những bản đồ, hình ảnh, âm thanh, tư liệu,… được trình bày trực quan, khoa học, ấn tượng.
Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.
Một góc tượng đài chiến sĩ Gạc Ma, tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Vinh quang đời đời những người giữ biển

Cách đây 34 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Ðao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mặc dù lực lượng, phương tiện, vũ khí của ta lúc đó còn hạn chế, song những người lính biển ngày ấy đã chiến đấu dũng cảm, quyết tử đến cùng. Trong số đó, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-1989) – Vang danh “Đội quân nhà Phật”

Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (1979-1989) – Vang danh “Đội quân nhà Phật”

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp cách mạng các nước, như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba trước đây và hiện nay đang tham gia tích cực, hiệu quả vào sứ mệnh Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Giải phóng Trường Sa, quyết định lịch sử, một khoảnh khắc lịch sử

Giải phóng Trường Sa, quyết định lịch sử, một khoảnh khắc lịch sử

Nhiều năm đã trôi qua, song chiến công giải phóng Trường Sa của Quân chủng Hải quân vẫn còn hết sức tươi mới, minh chứng cho một "quyết định lịch sử, khoảnh khắc lịch sử", vẻ vang trong truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần tô thắm chiến công của Quân đội và Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Chiến dịch Hồ Chí Minh - kết thúc thắng lợi 30 năm kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam

Ðây là quyết tâm chiến lược rất sáng suốt và chính xác của Ðảng, mà tập trung là Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư, chứng tỏ Ðảng ta hết sức nhạy bén, sáng suốt, chủ động điều khiển cuộc chiến tranh kết thúc đúng với ý định của mình.
Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng

Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng

Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Sáng 30/4/1975, từ khắp mọi hướng, hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng bộ binh đồng loạt thẳng tiến Phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Nét đặc sắc nổi bật của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975

40 năm sau nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Nó là một điển hình, là nét đặc sắc nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
Chiến dịch Tây Nguyên - nghệ thuật nghi binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Chiến dịch Tây Nguyên - nghệ thuật nghi binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, từ số báo này, Báo Nhân Dân mở chuyên mục "40 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước", nhằm ôn lại giai đoạn lịch sử đấu tranh gian khổ, hào hùng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở hai miền nam, bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng 30-4-1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Quân giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn (Huế), sáng 26/3/1975.

Giải phóng Huế-Đà Nẵng tạo đà trực tiếp cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Tiến công giải phóng Huế-Đà Nẵng là một trong ba đòn tiến công chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân khu 1 - Quân đoàn 1 của địch; giải phóng các tỉnh thuộc quyền kiểm soát của Quân khu 1 ngụy. Thắng lợi này đã góp phần đánh bại âm mưu co cụm chiến lược của địch; tạo đà trực tiếp cho Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Đặc công Tiểu đoàn 4 đánh chiếm sân bay Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Chiến dịch Tây Nguyên, bài học độc đáo về nghệ thuật mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975

Tây Nguyên có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng, nên Mỹ-ngụy đã biến nơi đây thành một căn cứ quân sự chiến lược lớn, hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng Khu V. Lực lượng địch ở Tây Nguyên có Sư đoàn bộ binh 23, bảy tiểu đoàn biệt động quân, 36 tiểu đoàn bảo an, bốn thiết đoàn, 230 khẩu pháo, 150 máy bay thuộc Quân đoàn 2- Quân khu 2. Nhìn chung, địch bố trí lực lượng mạnh ở khu vực phía bắc Tây Nguyên, còn khu vực phía nam được coi như hậu phương, nên chúng bố trí lực lượng mỏng hơn.
Tự vệ Nhà máy Dệt kim Đông Xuân (đơn vị đã góp phần cùng quân và dân Thủ đô bắn rơi 5 máy bay Mỹ trong ngày 16/4/1972) ra sức luyện tập kỹ thuật. (Ảnh: TTXVN)

Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không", tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cách đây tròn 40 năm, vào tháng 12/1972, quân và dân ta, mà trực tiếp là quân và dân Hà Nội, Bộ đội Phòng không-Không quân đã làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không", đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không, chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ.
Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không: 12 ngày đêm oanh liệt

Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không: 12 ngày đêm oanh liệt

Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - thắng lợi to lớn làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - thắng lợi to lớn làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 21 năm gian khổ của dân tộc ta, năm 1972 có vị trí đặc biệt quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn của chiến tranh với những thắng lợi có tính quyết định trên cả hai miền nam-bắc, cả đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
Phút nghỉ ngơi sau trận đánh của phóng viên Đoàn Công Tính cùng các chiến sĩ Trung đoàn 48 và K8 tại Thành cổ Quảng Trị, năm 1972. (Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tính)

Giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 - dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Nhằm giành thế chủ động trên chiến trường, tạo thế có lợi trong đàm phán tại Paris, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền nam, lấy Trị-Thiên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu.
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, bước phát triển cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam

Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, bước phát triển cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam

Thắng lợi trên Mặt trận Đường 9-Nam Lào đã đánh bại quân chủ lực ngụy có sự yểm trợ của chủ lực Mỹ, đánh bại cố gắng cao nhất của đế quốc Mỹ trong thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đánh dấu bước thất bại nghiêm trọng của chiến lược này.
Quân giải phóng truy kích địch trong trận tiến công ngày 2/1/1968 tại khu vực Bà Chiêm, Tây Ninh. (Ảnh: TTXVN)

Mục tiêu chiến lược của đòn tiến công Tết Mậu Thân 1968

40 năm đã trôi qua, sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân 1968 vẫn còn những nhận xét, đánh giá khác biệt trong giới sử học, mà một trong những điều nổi lên là đi sâu tìm hiểu kỹ hơn nữa quá trình hình thành ý đồ chiến lược và mục đích đích thực của cơ quan chỉ đạo chiến lược Việt Nam trong việc mở cuộc tiến công lịch sử này - cuộc tiến công táo bạo nhất: đồng loạt đánh vào toàn bộ các đô thị trên toàn miền nam!
Vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền nam trong Tổng tiến công Mậu Thân, năm 1968. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Chiến công và những bài học từ cuộc tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tại Huế

Tại cuộc Hội thảo khoa học "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968" do Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tổ chức ngày 10-1 tại TP Huế, đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Ðảng, có bài tham luận. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung bài tham luận.
Đơn vị chiến thắng trận Bình Giã được tặng danh hiệu Đoàn Bình Giã - Lá cờ đầu của bộ đội miền Đông Nam Bộ, 1/1965. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Chiến dịch Bình Giã - chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường miền nam

Chiến dịch Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965) là chiến dịch tiến công đầu tiên của Quân giải phóng miền nam trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là chiến dịch về quy mô chỉ tương đương cấp sư đoàn, nhưng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, góp phần làm thất bại về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-ngụy, mở đầu thời kỳ mới của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền nam Việt Nam.
Khẩu đội súng máy 12,7mm đã bắn rơi 7 máy bay lên thẳng của Mỹ trong trận Ấp Bắc. (Ảnh: TTXVN)

Trận Ấp Bắc báo hiệu sự thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt

Cho đến những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, đế quốc Mỹ đã có cả một quá trình dài can dự vào vấn đề Ðông Dương và Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1954 đến năm 1960, riêng đối với miền nam Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Mỹ chi vào đây gần một triệu USD viện trợ cho chính quyền Ngô Ðình Diệm, do Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng, nhằm áp đặt ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ tại đất này.
Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96, quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị trước khi thực hiện nhiệm vụ.

Trận Đăk Pơ (6/1954) - Trận phục kích điển hình của Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp

Thắng lợi to lớn trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp, buộc phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Giơnevơ bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh chính trị tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh chính trị tinh thần và sức mạnh của trí tuệ Việt Nam

Trận Điện Biên Phủ xứng đáng là một trận đánh tiêu biểu, nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới của một quân đội nhỏ chiến thắng một quân đội lớn, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại sức mạnh sắt thép và đô-la của can thiệp Mỹ. Như một Xương Giang-Bạch Đằng-Chi Lăng-Đống Đa, Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử vàng hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tài thao lược của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ

Sau chiến thắng Biên Giới thu đông 1950, ta mở tiếp ba chiến dịch ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Tuy thu được một số kết quả, nhưng nhìn chung, cả ba chiến dịch này đã không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu, mà nguyên nhân là vấn đề chọn hướng tiến công.
Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không của quân Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó có tác chiến phòng không.