Hà Nội sẽ triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm, cùng kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng, ưu tiên kiểm định đối với những chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, hư hỏng nặng (cấp độ D và C cận D).
Với tính khả thi cao, một số khu chung cư được lựa chọn triển khai trong giai đoạn này là Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân, Giảng Võ, Thành Công...
Đặc biệt cần quan tâm nghiên cứu tới các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng, bố trí nhà ở tạm thời và bồi thường, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Công tác kiểm định cho thấy 401 chung cư cũ có dấu hiệu nguy hiểm, có 148 chung cư cấp độ B (cần sửa chữa nhỏ nhưng chưa thật cấp bách), 245 chung cư cấp độ C (cần sửa chữa lớn để bảo đảm sử dụng bình thường).
Trước đây. UBND các quận đã tuyên truyền, vận động, đối thoại, tuy nhiên nhiều hộ dân vẫn chưa đồng thuận, chủ yếu vì chưa có thông tin cụ thể về quy hoạch, đầu tư và tái định cư…
Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn tới chính sách công tác cải tạo chung cư cũ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, vì nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, việc triển khai cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều vướng mắc.
Trên địa bàn thành phố, có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, phần lớn trong số đó đã hết niên hạn sử dụng, theo thống kê tính năm 2020.
Công tác cải tạo chung cư cũ là một vấn đề lớn, sao cho doanh nghiệp có thể sẵn sàng bỏ vốn đầu tư, người dân hợp tác với chính quyền vì một nơi ở mới khang trang, sạch sẽ, và nhà nước bảo đảm được mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị.