Một con voọc Francois đang ôm con trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Mayanghe ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Đây là một trong những loài động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp nhất của nước này, và chúng hiện đang được đặt dưới sự bảo vệ cao nhất ở cấp quốc gia. (Ảnh: Xinhua/REX/Shutterstock)
Hai mẹ con linh dương Bongo. Mới đây, 5 cá thể linh dương Bongo quý hiếm đã được thả về khu bảo tồn Mawingu ở Kenya, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến vì sự sinh tồn của loài động vật hiện chỉ còn chưa đến 100 cá thể trong tự nhiên này. Đây là một phần của chương trình nhân giống và tái thả linh dương Bongo do Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã Núi Kenya (MKWC), Cơ quan bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên động vật hoang dã Kenya (KWS) và Cơ quan bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên Kenya (KFS) phối hợp thực hiện.
Một con cáo được nhìn thấy trên bán đảo Gallipoli ở Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)
Những chú hải cẩu lông New Zealand tắm nắng trên bán đảo Otago gần Dunedin, New Zealand. (Ảnh: Sanka Vidanagama/NurPhoto/REX/Shutterstock)
Một con chuột hải ly, hay còn gọi là nutria hoặc coypus, được nhìn thấy trên mặt nước ở Agri, Thổ Nhĩ Kỳ. Loài chuột này có nguồn gốc ở khu vực Nam Mỹ khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, và hiện đang sống ở chân núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)
Một con tôm càng trắng bản địa ở Wallington, Northumberland. Tôm càng trắng là loài tôm nước ngọt bản địa duy nhất ở Vương quốc Anh. Mặc dù số lượng của loài này đang bị suy giảm trên khắp đất nước, song chúng vẫn có thể được tìm thấy ở nhiều con kênh tại thị trấn Wallington, Northumberland vì chất lượng nước cao và ít bị ô nhiễm. (Ảnh: Annapurna Mellor/© National Trust Images)
Một đàn rái cá lông mịn di chuyển dọc bờ sông Kallang ở Singapore. (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Một bức ảnh chụp bằng máy bay không người lái cho thấy khách du lịch đến thăm khu bảo tồn cá voi xám (tên khoa học Eschrichtius robustus) ngoài khơi bờ biển Puerto Adolpho Lopez Mateos, Baja California, Mexico. (Ảnh: Mahatma Fong/EPA)
Hai cá thể rùa biển được thả về Địa Trung Hải ở bãi biển Mikhmoret, gần thành phố duyên hải Netanya của Israel, sau khi được chăm sóc vết thương bởi các bác sĩ thú y từ Trung tâm cứu hộ rùa biển quốc gia. (Ảnh: Jack Guez/AFP/Getty Images)
Một con muỗi Anopheles cái đậu trên cây nho trong rừng ở Tehatta, Tây Bengal, Ấn Độ. Loài muỗi này gây bệnh sốt rét ở người ở những vùng đặc hữu. (Ảnh: Soumyabrata Roy/NurPhoto/Rex/Shutterstock)
Rùa mai mềm đen hay rùa Bostami (tên khoa học là Nilssonia nigricans) - một loài rùa cực quý hiếm và đang trong diện cực kỳ nguy cấp - được nhìn thấy trong một cái ao ở Chittagong, Bangladesh. Trong nhiều thập kỷ, nơi sinh sản của loài rùa này đã bị thu hẹp nghiêm trọng và môi trường sống của chúng bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm. Thông qua các biện pháp bảo tồn và bảo vệ loài, một số cá thể rùa Bostami hiện có thể được tìm thấy trong tự nhiên. Các nhà khoa học và nhà sinh học môi trường đang tiếp tục nỗ lực để bảo tồn loài động vật nguy cấp này cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. (Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)
Một con voọc Popa được phát hiện ở vùng lân cận núi Popa, Myanmar. Theo các nhà bảo tồn, ít nhất một trăm loài mới, từ khỉ đến trai, đã được tìm thấy ở quốc gia Đông Nam Á này trong thập kỷ vừa qua. Nhóm động vật hoang dã quốc tế Fauna & Flora International cho biết, từ đầu năm 2010, với việc xác định được loài khỉ mũi hếch Myanmar, các nhà nghiên cứu đã thực hiện được một chuỗi khám phá đáng kinh ngạc. (Ảnh: Aung Ko Lin/Fauna & Flora International/AFP/Getty Images)
Một chú sếu cổ đen lúc hoàng hôn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Caohai ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua/Rex/Shutterstock)
Một con hươu đỏ được nhìn thấy trong khu vực phủ đầy tuyết vào một ngày mù sương tại Trạm nhân giống hươu Samsun Vezirkopru ở Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ. Chương trình nhân giống hươu đỏ bắt đầu từ năm 1984 do số lượng loài này ngày càng suy giảm. (Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)
Một chú ếch xanh núp trong khóm hoa anh thảo ở Hwaseong, Hàn Quốc, 2 ngày trước tiết “Kinh trập” (Gyeongchip). Theo âm lịch, đây là ngày ếch thức dậy sau giấc ngủ đông, báo hiệu mùa xuân bắt đầu. (Ảnh: YONHAP/EPA)
Những con cò quăm trắng châu Phi đậu trên một hòn đảo giữa hồ Zoo ở trung tâm thành phố Johannesburg, Nam Phi. Hòn đảo được tạo ra để làm nơi trú ngụ cho loài chim hoang dã này. (Ảnh: Kim Ludbrook/EPA)
Một con chim hoét đen “tạo dáng” ở Công viên Victoria, Bath, Anh. (Ảnh: Ben Birchall/PA)