Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi

Theo một số hãng thông tấn quốc tế, sản lượng công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam tăng trong tháng 2/2023 so cùng kỳ năm 2022, một phần nhờ doanh số bán giày dép tăng. Đây là chỉ số cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam đang phục hồi.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2, xuất khẩu của Việt Nam tăng 11% so cùng kỳ năm 2022 và sản lượng công nghiệp tăng 3,6%. Trong 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng công nghiệp giảm 6,3% so cùng kỳ năm 2022, trong đó, sản lượng điện thoại thông minh tại Việt Nam giảm gần 10% trong năm 2023 và sản lượng linh kiện điện thoại di động giảm gần 15%.

Tuy nhiên, xuất khẩu điện thoại thông minh tăng 14,7%, chỉ dấu cho thấy các công ty giảm lượng hàng tồn kho trong tháng 2/2023; sản xuất giày dép tăng gần 19% và xuất khẩu tăng 4,1%.

Các hãng thông tấn nước ngoài cũng đưa đậm nét việc tận dụng các thế mạnh hiện có, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang bứt tốc khai thác tiềm năng thị trường rộng lớn với giá trị hơn 1.800 tỷ đồng. Kỳ vọng Việt Nam “hóa rồng” hoàn toàn có cơ sở khi liên tiếp nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chinh phục thị trường nước ngoài.

Chiến dịch “Make in Vietnam” ra đời tháng 5/2019 đánh dấu bước ngoặt lớn cho nền công nghệ số Việt Nam, nhằm dịch chuyển từ gia công sang làm chủ công nghệ, giúp đất nước giải quyết những bài toán lớn của quốc gia.

Năm 2019, tổng doanh thu của lĩnh vực công nghệ ICT chỉ đạt hơn 112 tỷ USD, với hơn 45.000 doanh nghiệp số, thì đến năm 2022, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19, con số trên đã tăng lên 148 tỷ USD và hơn 70.000 doanh nghiệp công nghệ số; tỷ lệ giá trị Việt Nam năm 2022 ước đạt 27%, tăng 2,35% so năm 2021; sau gần 4 năm triển khai, ngày càng có nhiều sản phẩm “nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Một thí dụ điển hình là ứng dụng Zalo đang có lượng tài khoản cao hơn Facebook tại Việt Nam…