Nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cà-phê

NDO - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến ngày 15/10, Việt Nam đã xuất khẩu 1,13 triệu tấn cà-phê với kim ngạch 4,44 tỷ USD, giảm 11,1% về lượng nhưng tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
Thu hoạch cà-phê tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Thu hoạch cà-phê tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Dự báo của Hiệp hội Cà-phê-Ca cao Việt Nam cho thấy, cả năm 2024 xuất khẩu cà-phê nhiều khả năng sẽ cán mốc 5 tỷ USD. Nếu tính niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023-9/2024), thì Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,46 triệu tấn cà-phê với giá trị 5,43 tỷ USD.

Giá xuất khẩu tăng cao

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 9/2024, giá bình quân xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đạt mức 5.469 USD/tấn, tăng 3,6% so với tháng 8/2024 và tăng 65,2% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, giá bình quân xuất khẩu cà-phê của Việt Nam ước đạt mức 3.897 USD/ tấn, tăng 56,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cà-phê tháng 9/2024 thiết lập kỷ lục mới là do lo ngại thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà-phê từ hai quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới là Brazil và Việt Nam chưa được cải thiện.

Giá cà-phê tháng 9/2024 thiết lập kỷ lục mới là do lo ngại thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà-phê từ hai quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới là Brazil và Việt Nam chưa được cải thiện.

Trong khi đó, niên vụ 2024-2025, dự báo sản lượng cà-phê của Brazil sẽ đạt 63 triệu bao, giảm 3 triệu bao so với niên vụ trước; Sản lượng cà-phê của Việt Nam ước tính khoảng 27 triệu bao, cũng thấp hơn dự báo trước đó. Thị trường cà-phê toàn cầu có thể thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, do sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và Brazil.

Nguồn cung giảm trong niên vụ 2023-2024 một mặt đẩy giá cà-phê tăng cao; mặt khác cũng ảnh hưởng tới lượng cà-phê tồn kho chuyển sang đầu niên vụ 2024-2025, nên nhiều chuyên gia cho rằng, giá cà-phê đầu niên vụ 2024-2025 vẫn tiếp tục ở mức cao.

Nguồn cung giảm trong niên vụ 2023-2024 một mặt đẩy giá cà-phê tăng cao; mặt khác cũng ảnh hưởng tới lượng cà-phê tồn kho chuyển sang đầu niên vụ 2024-2025, nên nhiều chuyên gia cho rằng, giá cà-phê đầu niên vụ 2024-2025 vẫn tiếp tục ở mức cao.

Nhu cầu tiêu thụ cà-phê trên thế giới tiếp tục tăng

Theo thông tin từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hàn Quốc là một trong những thị trường cà-phê phát triển mạnh nhất thế giới với hơn 100.000 quán và doanh thu khoảng 11,2 tỷ USD vào năm 2023, sử dụng khoảng 270.000 lao động. Trong đó, thị trường cà-phê uống liền (RTD) tại Hàn Quốc đang tăng trưởng mạnh nhờ tính tiện lợi, giá thành hợp lý và hương vị đa dạng. Nhu cầu cà phê RTD dự kiến sẽ tiếp tục tăng nên các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào phân khúc này.

Lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt 99,2 triệu USD, đạt 85% kim ngạch 2023 với sản lượng 28,2 nghìn tấn, đạt 62% lượng năm 2023. Giá xuất khẩu cà-phê tan bình quân tháng 8/2024 ở mức 8.003 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu cà-phê chưa rang chưa khử cafein bình quân tháng 8/2024 ở mức 3.996 USD/tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt 99,2 triệu USD, đạt 85% kim ngạch 2023 với sản lượng 28,2 nghìn tấn, đạt 62% lượng năm 2023.

Đối với thị trường Nhật Bản, tiêu thụ cà-phê hằng năm đã vượt mức 450.000 tấn, thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục. Thị trường cà phê uống liền đạt giá trị khoảng 15 tỷ USD nhờ vào sự đổi mới trong hương vị và bao bì. Nhật Bản còn tập trung vào các sản phẩm uống liền giàu vitamin và collagen, nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng vì sức khỏe.

Đối với thị trường Nhật Bản, tiêu thụ cà-phê hằng năm đã vượt mức 450.000 tấn, thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục. Thị trường cà phê uống liền đạt giá trị khoảng 15 tỷ USD nhờ vào sự đổi mới trong hương vị và bao bì. Nhật Bản còn tập trung vào các sản phẩm uống liền giàu vitamin và collagen, nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng vì sức khỏe.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam vào Nhật Bản đạt 306,7 triệu USD, đạt 96,4% kim ngạch 2023; sản lượng đạt 75,4 nghìn tấn, đạt 68,1% khối lượng năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân cà-phê tan tháng 8/2024 ở mức 9.843 USD/tấn, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023; giá xuất khẩu bình quân cà-phê chưa rang chưa khử cafein ở mức 5.290 USD/tấn, tăng 108,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 7 tháng đầu năm 2024, Thái Lan nhập khẩu cà-phê đạt 46,4 nghìn tấn, trị giá 233,5 triệu USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 7 tháng đầu năm 2024, giá bình quân cà-phê nhập khẩu vào Thái Lan đạt mức 5.037 USD/ tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá bình quân cà-phê nhập khẩu từ Việt Nam tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023, lên mức 3.811 USD/tấn.

Về cơ cấu nguồn cung, Thái Lan nhập khẩu một lượng lớn cà-phê thô để tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu dưới dạng cà-phê hòa tan. Thống kê của ITC cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2024, Thái Lan nhập khẩu cà-phê từ Việt Nam lớn nhất, đạt 24,8 nghìn tấn, trị giá 94,5 triệu USD, tăng 29,0% về lượng và tăng 44,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan có hệ thống kênh phân phối đa dạng, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho cà-phê Việt Nam đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Việt Nam, Thái Lan và các nước ASEAN khác cùng tham gia vào nhiều hiệp định, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), các Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với các nước đối tác; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà-phê Việt Nam vào Thái Lan.