Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings tổ chức “chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”.
Kinh lá buông là một loại sách cổ quý hiếm, được ghi chép phục vụ mọi sinh hoạt trong đời sống thế tục và tín ngưỡng tôn giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông vẫn tồn tại và được người Khmer xem là những "báu vật" linh thiêng, cần được gìn giữ, phát huy.
Thời gian qua, các địa phương khu vực Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Theo tiếng Khmer, "Chầm riêng" nghĩa là hát còn "chà pây" là tên gọi của cây đàn. Đã từ lâu, Chầm riêng chà pây luôn là một phần trong bữa tiệc tinh thần không thể thiếu sau những ngày làm đồng vất vả của cộng đồng người Khmer Nam Bộ.Tác giả: QUỐC ĐẠT - HẢI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Sau khi về nghỉ chế độ ở Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, thầy giáo Lâm Khu, dân tộc Khmer trở về làng quê Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) sinh sống và luôn gương mẫu, nỗ lực cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương. Đảng viên Lâm Khu (ảnh bên) là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”Tác giả: NGUYỄN PHONGGiọng đọc: HẠNH HOA
Những ngày trung tuần tháng 4, về Tây Nam Bộ dễ dàng nhận thấy không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2023 của đồng bào Khmer rộn ràng khắp các phum sóc. Những người anh em dân tộc Kinh, Hoa, Chăm cùng chung vui đón năm mới với đồng bào Khmer càng làm cho lễ hội thêm chan hòa tình đoàn kết cộng cư, an bình, tươi vui, phấn khởi.
Đoàn nghệ sĩ tỉnh Trà Vinh vừa có buổi trình diễn ở cuộc thi Ramayan Mandli tại thành phố Rajim, bang Chattisgarh, Ấn Độ. Đoàn đã biểu diễn nhiều chương trong sử thi Ramayana và được khán giả Ấn Độ đón nhận, ủng hộ nhiệt tình.
Trưa 7/11, tại trường đua ghe ngo trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, Giải đua ghe ngo khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần V diễn ra trong không khí náo nhiệt, hào hứng của hàng trăm tay đua và sự cổ vũ nhiệt tình của hàng ngàn khán giả, giới mộ điệu.
Người Khmer thường bảo: trẻ con Khmer biết múa, biết hát còn trước khi biết đọc, biết viết. Người Khmer xem âm nhạc và múa là cầu nối giữa âm và dương. Với người Khmer, múa rom vong (hay còn gọi là múa lâm thôn) là dịp để thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tế lễ tiêu biểu như tế thần linh, rước thần, cầu an…Tác giả: TRÍ DŨNG - THÁI HÀGiọng đọc: Hạnh Hoa
Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang tổ chức Tổng kết Liên hoan nghệ thuật các dân tộc năm 2022 và công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Aday của người Khmer xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.
Tối 30-10, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ kỷ niệm “100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê”; đồng thời công bố Quyết định của Bộ trưởng VH-TT-DL công nhận các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, di sản múa Rom - Vong của đồng bào Khmer và nghề làm bánh pía của người Hoa.