NDO - Ngày 13/7, nhiều người trên thế giới đã được chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất năm 2022. Đây cũng là siêu trăng thứ hai trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022. Lần siêu trăng đầu tiên của năm nay đã diễn ra vào ngày 14/6 vừa qua.
Từ Chexbres, miền tây Thụy Sĩ, ngắm siêu trăng mọc sau dãy núi Alps. Siêu trăng xuất hiện khi Mặt trăng vào thời kỳ trăng tròn với điểm gần với Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó. Với khoảng cách đó, Mặt trăng sẽ trông lớn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Nhà thờ Đức Bà (Frauenkirche) ở Dresden, Đức, trong đêm siêu trăng. Thuật ngữ "siêu trăng" được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979, khi đó nhà thiên văn học người Mỹ Richard Nolle cho rằng siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi Mặt trăng nằm gần với Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. (Ảnh: AP)
Đêm trăng tại Baghdad, Iraq. Mặt trăng di chuyển chung quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt trăng di chuyển đến vị trí gần Trái đất nhất (cực cận), chúng ta nhận được hình ảnh Mặt trăng từ Trái đất có kích thước lớn hơn. (Ảnh: AP)
Chiêm ngưỡng đêm trăng từ cầu Al-Shuhada'a, trung tâm thủ đô của Iraq. Đây cũng là siêu trăng thứ hai trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022. Lần siêu trăng đầu tiên của năm 2022 diễn ra vào ngày 14/6, được biết đến với tên gọi Trăng Dâu. Lần siêu trăng thứ ba sẽ diễn ra vào ngày 12/8 tới. (Ảnh: AP)
Nhìn từ Dubai Marina, Dubai, đêm 13/7. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Trăng tròn tháng 7 được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng hươu vì trong thời gian này, hươu đực sẽ bắt đầu mọc sừng. Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng sấm sét hoặc Trăng rơm. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Ánh trăng trên đại lộ General Paz, Buenos Aires. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Trăng mọc phía sau Tháp Giải phóng ở Kuwait. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Siêu trăng "thống trị" sa mạc Al Marmoom, phía đông nam Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, đêm 13/7. (Ảnh: AP)