Một trong những nguyên do chính yếu ẩn giấu đằng sau quyết định của Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt (theo cách gọi của phía Nga) ở Ukraine nằm ở chỗ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục mở rộng không gian ảnh hưởng đến gần sát biên giới với Nga bằng cách kết nạp các quốc gia láng giềng của Nga vào tổ chức này.
Ngày 12/7, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) công bố cơ chế khung quốc tế, mở đường cho việc đảm bảo an ninh dài hạn để tăng cường năng lực quốc phòng cho Ukraine.
Các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua các kế hoạch phòng thủ toàn diện nhằm ngăn chặn và bảo vệ trong tất cả lĩnh vực từ không gian, mạng, trên bộ, trên biển và trên không.
Hội nghị cấp cao NATO ngày 11/7 khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva, với chủ đề nổi bật là cuộc xung đột ở Ukraine và việc kết nạp thành viên mới. Tuy nhiên, vấn đề chi tiêu quốc phòng cũng là một trong những nội dung được thảo luận.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thủ đô London của Anh tối 9/7, bắt đầu chuyến công du 3 nước gồm Anh, Litva và Phần Lan. Nhà trắng cho biết, trong chuyến thăm này, Tổng thống Biden sẽ thúc đẩy tăng cường hơn nữa mối quan hệ chặt chẽ với Anh.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 10/7 dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, các nước thành viên NATO vẫn chưa đạt được quyết định cuối cùng về triển vọng gia nhập liên minh quân sự này của Ukraine.
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/7 thông báo, ông Recep Tayyip Erdogan cùng ngày đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển, thương vụ cung cấp chiến đấu cơ F-16 và mục tiêu của Ukraine gia nhập NATO.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 29/6 đã đồng ý gia hạn nhiệm kỳ cho đương kim Tổng Thư ký Jens Stoltenberg thêm 1 năm.
Ngày 28/6, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho biết, nước này sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 20% vào năm tới nhằm đáp ứng mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng thống Biden khẳng định: “Họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn giống nhau”, vì vậy, Mỹ “sẽ không đơn giản hóa” tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Đức nêu rõ Berlin sẽ cung cấp năng lực trên bộ, trên biển và trên không để bảo đảm an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh NATO - dự kiến diễn ra trong tháng Bảy ở Litva, theo đề nghị của NATO.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa NATO và EU về vấn đề tăng tốc sản xuất đạn dược và trang thiết bị phòng thủ cần thiết để bổ sung kho dự trữ các nước.
Một người phát ngôn của Chính phủ Đức khẳng định, các nước thành viên NATO thống nhất rằng trọng tâm hiện nay là tiếp tục hỗ trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine.
Tại cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin ngày 6/4, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nêu rõ, Ankara hy vọng Thụy Điển sẽ thực hiện các cam kết của mình càng sớm càng tốt trong nỗ lực gia nhập NATO.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng, Thụy Điển cần thực hiện các bước tiếp theo để Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nước này trở thành thành viên NATO.
Ngày 4/4, cờ của Phần Lan đã được treo bên ngoài trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Brussels (Bỉ), tượng trưng cho việc quốc gia Bắc Âu chính thức trở thành thành viên thứ 31 của liên minh này.
Liên quan việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga tuyên bố buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả để ngăn chặn các mối đe dọa phát sinh.
Ngày 3/4, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg thông báo, Phần Lan sẽ trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua đơn xin gia nhập của Phần Lan, nhưng chưa quyết định trường hợp của Thụy Điển do còn nhiều bất đồng giữa 2 nước cần giải quyết.
Ngày 8/3, Anh thông báo mở một căn cứ quân sự ở vùng cực bắc của Na Uy nhằm tăng cường năng lực của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Bắc Cực.
Mục tiêu của Phần Lan là hoàn tất quy trình lập pháp về việc gia nhập NATO vào cuối nhiệm kỳ hiện nay của Thủ tướng Sanna Marin, trước thời điểm tổ chức bầu cử Hạ viện vào ngày 2/4 tới.
Thủ tướng Phần Lan nhấn mạnh việc Phần Lan và Thụy Điển cùng gia nhập NATO vào một thời điểm sẽ mang lại lợi ích cho 2 quốc gia và cũng chính là lợi ích của NATO.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 29/1, lần đầu để ngỏ khả năng nước này chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO, nhưng không đề cập Thụy Điển.
Ngày 28/1, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết, tiến trình xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của nước này đã tạm dừng.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto ngày 8/1 tuyên bố, vũ khí hạt nhân sẽ không được triển khai trên lãnh thổ nước này ngay cả sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).