

#LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Có 14 kết quả
Trước hết, tôi xin thay mặt những anh em lòng thành và những đồng chí đã xây dựng báo Đảng từ những ngày đầu, rất cảm ơn Ban Biên tập đã dành cho chúng tôi vinh dự được nhận Huy chương Vì sự nghiệp báo Đảng hôm nay. Xin cảm ơn tất cả các anh, các chị. Ở đây có mặt nhiều đồng chí đã công tác ở Báo Nhân Dân từ thời ấy, nhưng cũng nhiều đồng chí đã mất đi.
Nếu tính từ năm 1951, Báo Nhân Dân ra số đầu, đến năm 1969 khi Bác Hồ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin” (Di chúc) thì báo được hưởng sự chỉ đạo, rèn dạy của Người tròn 18 năm. Thế hệ những người làm báo Đảng hồi đó còn đầy ắp những kỷ niệm về Bác Hồ, người khai sinh nền báo chí cách mạng của nước ta nói chung, và Báo Nhân Dân nói riêng. Vào những ngày này tôi tìm đến lão đồng chí Vũ Kỳ để được nghe những chuyện về Người với Báo Nhân Dân.
Trong 28 năm làm việc dưới bóng cây đa cổ thụ phố Hàng Trống, Hà Nội, nơi đóng tòa soạn Báo Nhân Dân, tôi nhiều lần tự đặt ra câu hỏi ấy nhưng chưa tìm được lời giải đáp. Ngay cả những bạn từng làm việc ở báo Đảng tại An toàn khu Việt Bắc trước Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội cũng chẳng mấy ai tường, bởi hầu hết anh chị em về làm ở đấy sau khi Báo Nhân Dân xuất hiện đã vài ba năm. Năm 1981, từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội sau mấy năm bôn ba hầu khắp miền nam viết bài, tôi được Ban Biên tập báo phân công chỉ đạo làm gấp Phòng Truyền thống của báo để kịp khai trương vào ngày kỷ niệm 30 năm ngày Báo ra số đầu (11/3/1951-11/3/1981), câu hỏi ấy càng làm tôi trăn trở.
Trong nửa thế kỷ vửa qua, mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa thật ngang tầm nhiệm vụ, Báo Nhân Dân đã góp phần tích cực vào sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục của Đảng ta, bảo đảm sự vững vàng về chính trị, tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
Khoảng giữa năm 1959, Bộ Văn hóa và Sở Nhiếp ảnh Trung ương (tiền thân của Ban Biên tập ảnh TTXVN) phối hợp mở lớp đào tạo phóng viên ảnh cho cán bộ Ty văn hóa các tỉnh miền bắc. Tôi được Báo Nhân Dân cử tham gia lớp học này. Ngày đó, tôi cũng như nhiều người khác cứ tưởng lầm đây là lớp đào tạo phóng viên ảnh đầu tiên được tổ chức ở nước ta.
SÁNG thứ bảy (7/9/1996) cuộc họp Ban Biên tập về việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng do Hội nghị liên tịch Ban Biên tập và Đảng ủy đề ra, đã nhất trí thông qua bảy việc quan trọng, trong đó có nhiệm vụ: "Cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng báo bốn trang, phải tập trung sức chuẩn bị tích cực để tăng trang Báo Nhân Dân hằng ngày và xuất bản tờ Nguyệt san". Ban Biên tập phân công đồng chí Đinh Thế Huynh chuẩn bị Đề cương báo tăng trang; đồng chí Trần Truyền chuẩn bị Đề cương ra Nguyệt san; Phòng Tài vụ trình các phương án về giá thành tờ báo. Sau 10 ngày phải có các tờ trình nêu trên.
Chiếc xe Vôn-ga đen của thủ trưởng từ cổng lớn chạy vào, đỗ xịch bên cạnh. Tổng Biên tập Hoàng Tùng xuống xe, ngoắt tôi lại:
Ngày đầu về Báo Nhân Dân, tôi được gặp anh Vũ Tuân, phụ trách báo lúc bấy giờ, trong khi anh Hoàng Tùng đi nước ngoài. Anh Vũ Tuân hỏi tôi: - Theo anh, khi Báo Nhân Dân ra hằng ngày thì sẽ gặp khó khăn gì nhất?
Có thể coi từ 21/8/1957 là ngày tôi bước chân vào nghề làm báo chuyên nghiệp, kéo dài hơn 40 năm. Sau đó, cho đến nay, tôi vẫn là nhà báo, được cấp thẻ nhà báo, vẫn viết báo đều đặn, nhưng tự coi như người làm báo nghiệp dư, yêu nghề thì giữ nghề, thích thì viết, có thời gian thì viết, không có gì bó buộc, như một việc làm thêm, làm theo sở thích.
Các nhà báo lão thành sẽ kể cho chúng ta nghe những câu chuyện, những kỷ niệm khó quên trong quá trình làm việc, để lớp lớp phóng viên cũng như độc giả hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển đầy vinh quang của Báo Nhân Dân.
Có những số nhà quen thuộc với cả nước. 71 Hàng Trống, Hà Nội là một số nhà như vậy. Đó là Tòa soạn Báo Nhân Dân.