Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy

NDO -

NDĐT- Làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng với nghề làm vàng mã. Cứ mỗi dịp Rằm tháng 7, làng "âm phủ" lại tấp nập những chuyến xe về mua các mặt hàng phục vụ người cõi âm.

Các mặt hàng chủ yếu được làm chỉ là hình nhân, vàng mã, ngựa voi… Những mặt hàng khủng như nhà cửa, ô-tô đã không còn được sản xuất nhiều phục vụ người cõi âm.
Các mặt hàng chủ yếu được làm chỉ là hình nhân, vàng mã, ngựa voi… Những mặt hàng khủng như nhà cửa, ô-tô đã không còn được sản xuất nhiều phục vụ người cõi âm.
Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 1

Đến làng “âm phủ” Phúc Am những ngày cận Rằm tháng 7 Âm lịch, cảm nhận rõ không khí hối hả của những xưởng sản xuất vàng mã. Ngay từ cổng làng, đã dày đặc những hộ gia đình sản xuất ngựa cúng tế.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 2

Không giống nhiều địa phương làm hàng mã nổi tiếng khác như: làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), làng Văn Hội (Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) chuyên sản xuất tiền vàng, quần áo và đồ trang sức thì làng Phúc Am lại tập trung vào các sản phẩm như hình nộm ngựa, voi, thuyền rồng, nhà, xe... chủ yếu phục vụ cho những khách hàng đi đền, phủ, miếu...

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 3

Tuy nhiên, người dân làng Phúc Am chia sẻ, những năm gần đây việc sản xuất sản phẩm vàng mã “khủng” với kích thước lớn có chiều hướng giảm đi so với mọi năm. Đến cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm vàng mã “khủng” của bà Bình Hoan - một người gắn bó với nghề làm vàng mã nhiều năm, có thể cảm nhận rõ sự đổi thay ở nơi đây.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 4

“Thời gian gần đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị các phật tử không đốt vàng, mã tại các chùa, bởi đây là điều không có trong kinh sách nhà Phật. Chính quyền cũng khuyến khích người dân hạn chế đốt vàng mã, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan. Thế nên công việc sản xuất của làng cũng giảm, trước đây cứ mỗi dịp Tết hay Rằm tháng 7 xưởng nhà tôi phải huy động 15 đến 20 nhân công làm. Nhưng giờ chỉ có chục người làm là may”, bà Hoan chia sẻ.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 5

“Giờ nhà tôi chỉ sản xuất những mặt hàng nhỏ như hình nhân, quần áo… phục vụ cho các thanh đồng diễn xướng văn hóa hầu đồng”, chị Minh – chủ một xưởng sản xuất vàng mã chia sẻ.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 6

Năm nay, giá cả của các mặt hàng vàng mã, hình nộp không biến động nhiều. Một mô hình tướng lĩnh nếu mua số lượng lớn có giá dao động từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng/hình nộm.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 7

Tại làng “âm phủ” Phúc Am những gia đình làm ngựa, voi khủng chỉ còn lại khoảng gần chục hộ. Theo những chủ hộ này, họ chỉ làm theo những đơn đặt hàng của khách.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 8

“Do gia đình cũng có nhiều mối làm ăn từ xưa nên công việc làm vàng mã vẫn ổn định, những ngày cận Rằm tháng 7 gia đình tôi vẫn phải thuê thêm nhân công để kịp giao hàng cho khách”, chị Loan chủ hộ kinh doanh nói.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 9

Tháng 2-2018, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 31/CV-HĐTS đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Nhà nước cũng khuyến khích người dân hạn chế đốt vàng mã, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan. Tuy nhiên, vào các dịp lễ, Tết, các lò đốt vàng mã vẫn đỏ lửa, cho thấy, việc đốt vàng mã của người dân dù được tuyên truyền cũng chưa được cải thiện nhiều.

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 10

Làng vàng mã "vào vụ" Rằm tháng Bảy ảnh 11

Những chuyến xe vẫn nườm nượp về làng “âm phủ” để vận chuyển những đồ dùng cho những người ở cõi âm.