Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng

Kon Tum thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trung bình mỗi năm tỉnh Kon Tum có nguồn thu hơn 100 tỷ đồng từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh có 19 tổ chức, hơn 5.000 hộ dân và 23 cộng đồng tham gia bảo vệ rừng hưởng "lương" từ nguồn ngân sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Trường Dân tộc nội trú Điểu Xiểng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng. Trường có 12 phòng học, cùng một số phòng chức năng, ký túc xá có chỗ ở nội trú
Trường Dân tộc nội trú Điểu Xiểng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng. Trường có 12 phòng học, cùng một số phòng chức năng, ký túc xá có chỗ ở nội trú

Từ việc thực hiện chính sách nêu trên, hơn 600.000 ha rừng cùng với diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đã có chủ thể quản lý. Riêng diện tích khoán cho hơn 5.000 hộ dân và 23 cộng đồng đạt gần 130.000 ha. Nhờ nguồn quỹ này, công tác giao khoán rừng, quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng chuyển biến tích cực. Các công ty lâm nghiệp có nguồn quỹ để hoạt động, chi trả cho hoạt động của công ty và công tác quản lý, bảo vệ rừng. Các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cộng đồng nhận rừng có nguồn thu nhập ổn định.

* Ðồng Nai phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Ðồng Nai chủ trương ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào giảm nghèo. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình này là kiên cố hóa toàn bộ hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến ấp, 98% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ðến năm 2020, 90% số hộ đồng bào chưa có nhà ở được hỗ trợ làm nhà,...

Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Ðồng Nai có nhiều chính sách đầu tư phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngân hàng Chính sách xã hội giúp gần 16.000 lượt hộ đồng bào vay 210 tỷ đồng. Có vốn đầu tư phát triển sản xuất, số hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh từ hơn 6.500 hộ (năm 2009) giảm còn gần 1.900 hộ (năm 2014). Từ năm 2013, gần 3.300 lượt sinh viên người dân tộc thiểu số được hỗ trợ với tổng số tiền gần tám tỷ đồng. Các chính sách về y tế, bảo tồn phát huy văn hóa trong vùng dân tộc được tỉnh quan tâm, đạt nhiều kết quả.