Sri Lanka dự kiến sẽ thu hút 2,2 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, tăng gần 50% so với năm trước đó, trong bối cảnh quốc đảo Nam Á này đang đặt trọng tâm vào ngành du lịch để vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài.
Những ngày qua, thị trường tài chính toàn cầu dấy lên quan ngại về nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới sau khi một số ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu “lâm nạn”. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo, các rủi ro liên quan ổn định tài chính không chỉ đến từ những ngân hàng “xấu số” gần đây, mà còn tiềm ẩn trong gánh nặng nợ tại rất nhiều quốc gia khác.
Ngày 15/3, thị trường dầu thô thế giới ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong vòng 9 tháng qua, đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021. Lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính đang nhen nhóm tại các nền kinh tế lớn có thể sẽ còn gây ra nhiều biến động khó lường đối với giá dầu nói riêng và giá năng lượng nói chung trong thời gian tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) đã khẳng định hệ thống ngân hàng nước này vẫn an toàn, trong bối cảnh lo ngại nổi lên về tác động từ sự cố sụp đổ liên tiếp của một số ngân hàng. Không chỉ giới chức Mỹ phải can thiệp để ngăn chặn kịch bản xấu, các nước cũng theo sát diễn biến vụ việc tại Mỹ, nhằm bảo đảm ổn định các thị trường tài chính.
IMF cho biết ngay cả khi tình trạng phân mảnh diễn ra ở mức độ hạn chế cũng có thể làm giảm 0,2% GDP toàn cầu, và tình trạng phân mảnh hiện nay có thể làm gia tăng áp lực đối với các quốc gia.
Giải Nobel Kinh tế năm 2022 vinh danh ba nhà kinh tế học người Mỹ gồm Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig, với nghiên cứu về ngành ngân hàng hiện đại và các cuộc khủng hoảng tài chính.
Chiều 10/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế năm 2022 thuộc về 3 nhà kinh tế người Mỹ gồm Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig, với nghiên cứu về ngành ngân hàng hiện đại và các cuộc khủng hoảng tài chính.
Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 tiếp tục giảm sâu hơn, trong khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, giá năng lượng tăng cản trở hoạt động sản xuất.
Ngày 11/8, Bí thư thường trực Bộ Tài chính Thái Lan Krisada Chinavicharana cho biết, Chính phủ Thái Lan sẽ triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm giảm tác động của cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu tới nền kinh tế nước này.
Số liệu chính thức cho thấy, kinh tế Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 1,6%, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng chưa từng thấy tại nước này bắt đầu tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại.
Bất chấp đại dịch Covid-19, tổng giá trị từ các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu trong năm 2021 đã đạt 5,63 nghìn tỷ USD, mức cao nhất mọi thời đại, xô đổ mốc kỷ lục cũ cách đây gần 15 năm.