Khám phá "khí tài đặc biệt" của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021

NDO -

Sang Liên bang Nga tham gia tranh tài trong khuôn khổ Army Games 2021, đội tuyển "Đội quân văn hóa" của đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam mang theo nhiều "khí tài" đặc biệt. Đó chính là những nhạc cụ dân tộc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như đàn đá, đàn T'Rưng, sáo trúc...

Các thành viên đội tuyển bên chiếc đàn đá - "vũ khí đặc biệt" của Đội quân văn hóa tham gia Army Games 2021. Ảnh: TRỌNG HẢI
Các thành viên đội tuyển bên chiếc đàn đá - "vũ khí đặc biệt" của Đội quân văn hóa tham gia Army Games 2021. Ảnh: TRỌNG HẢI
Những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -0
Nhạc công Đặng Hương Giang, thành viên trẻ tuổi nhất của đội tuyển đang lắp đàn T'Rưng cho buổi luyện tập.
Những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -1
Giang là nhạc công thuộc Đoàn văn công Quân chủng Phòng không - Không quân.
Những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -2
Giang từng theo học biểu diễn nhạc cụ truyền thống tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Khám phá những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -0
Giang tỉ mỉ chỉnh từng nốt nhạc trên chiếc đàn T'Rưng.
Khám phá những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -1
Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Xuân Bắc tự tay lắp ráp "vũ khí hạng nặng" mang theo để tranh tài tại Army Games năm nay.
Khám phá những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -2
Khí tài đặc biệt này được Thượng tá Nguyễn Xuân Bắc đóng thùng chuyên dụng và vận chuyển từ Việt Nam sang Moscow.
Khám phá những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -3

Đây là một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo mang tên đàn đá.

Khám phá những khí tài đặc biệt của Đội quân văn hóa tại Army Games 2021 -4
16 khối đá đặc biệt được lắp trên bộ khung chắc chắn. Khối nhẹ nhất cũng nặng tới hơn 1kg và khối nặng nhất lên tới hơn 7kg.
Khám phá
Các khối đá đều được làm từ đá tự nhiên lâu năm loại đặc biệt, phát ra âm thanh khi được tác động. Mỗi khối đá đều được mài gọt, tạo hình tỉ mỉ để có thể đạt được đủ các âm bậc cần thiết.
Khám phá
Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Xuân Bắc kiểm tra âm thanh phát ra từ các khối đá để bảo đảm chất lượng của loại nhạc cụ đặc biệt này.
Khám phá
Thầy Nguyễn Xuân Bắc, Chủ nhiệm Khoa Nghệ thuật dân tộc và miền núi (Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) hướng dẫn cô học trò cũ Đặng Hương Giang.
Khám phá
Hai thầy trò cùng luyện tập trên hai loại nhạc cụ dân tộc.
Khám phá
Buổi tập luyện còn có sự tham gia của một loại nhạc cụ dân tộc truyền thống khác là sáo trúc.