Các thiếu nữ mặc cổ trang bên các sản phẩm gốm sứ Cảnh Đức. (Ảnh: HỒ QUÂN)
Các thiếu nữ mặc cổ trang bên các sản phẩm gốm sứ Cảnh Đức. (Ảnh: HỒ QUÂN)

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc

NDO - Với hơn 2.000 năm lịch sử, thành phố Cảnh Đức Trấn đã khai thác hiệu quả giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch, xây dựng hình ảnh kinh đô gốm sứ nghìn năm qua thương hiệu gốm sứ Cảnh Đức.

Kinh đô gốm sứ nghìn năm lịch sử

Nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, thành phố Cảnh Đức Trấn có diện tích 5.256 km2, với dân số 1.630.000 người. Được ngự phong tên gọi Cảnh Đức Trấn năm 1004, đến nay thành phố này có hơn 2.000 năm lịch sử làm gốm sứ, trong đó hơn 1.000 năm lịch sử làm gốm sứ tiến vua, vì vậy còn được biết đến là “kinh đô gốm sứ nghìn năm”.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 1

Du khách chụp ảnh biểu tượng gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.

Đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn nổi tiếng bởi chất sứ “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, âm thanh trong trẻo”, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, hài hòa về màu sắc, đặc biệt là đồ sứ nghệ thuật, đồ sứ gia dụng cao cấp.

Gốm sứ Cảnh Đức đã trở thành vật phẩm quà tặng cấp quốc gia, đồ sưu tầm của hoàng gia các nước châu Âu, được xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu, châu Phi. Năm 2022, doanh thu ngành gốm sứ thành phố Cảnh Đức Trấn đạt 66,5 tỷ nhân dân tệ; kim ngạch xuất khẩu tăng 147,9% so cùng kỳ năm trước.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 2

Du khách tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm gốm sứ.

Với tên gọi “kinh đô của nghề thủ công và nghệ thuật dân gian thế giới”, thành phố Cảnh Đức Trấn hiện có 8.377 doanh nghiệp, 9.836 hộ gia đình, hơn 100.000 người làm nghề gốm sứ, trong đó có hơn 190 nghệ nhân gia truyền gốm sứ cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Ngoài ra, để có nguồn nhân lực phục vụ và phát triển nghề gốm sứ, thành phố Cảnh Đức Trấn có 4 trường đại học/học viện đào tạo chuyên ngành gốm sứ gồm: Đại học gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Đại học nghề nghệ thuật Cảnh Đức Trấn, Học viện nghề mỹ thuật gốm sứ Giang Tây, Học viện nghề gốm sứ Cảnh Đức Trấn, mỗi năm đào tạo và cung cấp hàng nghìn nhân lực cho ngành gốm sứ ở địa phương.

Thành phố Cảnh Đức Trấn không chỉ có sức hấp dẫn về văn hóa gốm sứ độc đáo, mà còn có môi trường sinh thái trong lành khi tỷ lệ che phủ rừng đạt 66,7%. Các chỉ số liên quan về môi trường như chất lượng không khí, chất lượng nước liên tục đứng đầu tỉnh Giang Tây trong nhiều năm.

Chỉ là một thành phố loại 2 cấp tỉnh, nhưng thành phố Cảnh Đức Trấn sở hữu 1 điểm du lịch quốc gia cấp 5A, 8 điểm du lịch quốc gia cấp 4A, được đánh giá là 1 trong 50 điểm du lịch người nước ngoài nên đến, cũng là một trong những điểm du lịch mà Trung Quốc quảng bá với thế giới.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 3

Những du khách nước ngoài tìm hiểu về gốm sứ Cảnh Đức.

Những năm gần đây, Cảnh Đức Trấn thu hút hơn 30.000 nhà nghệ thuật, người yêu thích gốm sứ từ nhiều nước như Mỹ, Pháp, Singapore, Hàn Quốc... đến thành phố làm ăn, sinh sống, mở văn phòng nghệ thuật gốm sứ. Điều này góp phần quảng bá hình ảnh gốm sứ Cảnh Đức, mở rộng giao lưu hợp tác với thế giới. Đến nay, thành phố Cảnh Đức Trấn đã kết nghĩa với hơn 180 thành phố của hơn 72 quốc gia trên thế giới.

Thành phố của các bảo tàng gốm sứ

Các di tích văn hóa gốm sứ là nguồn tài sản quý của thành phố Cảnh Đức Trấn, đến nay vẫn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Hiện thành phố Cảnh Đức Trấn có 151 điểm di tích lò nung gốm sứ, 108 ngõ cổ, 12 điểm bảo tồn văn hóa cấp quốc gia, 26 di sản văn hóa phi vật thể.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 4

Tạo hình các lò nung gốm sứ độc đáo làm điểm check-in cho du khách ở khu phố cổ Taoyangli.

Trong đó nổi bật nhất là các bảo tàng về gốm sứ ở thành phố Cảnh Đức Trấn như: Bảo tàng gốm sứ Trung Quốc, Bảo tàng gốm sứ tiến vua, Bảo tàng di sản ngành gốm sứ thành phố Cảnh Đức Trấn, Bảo tàng lò nung gốm thành phố Cảnh Đức Trấn... Đây là những bảo tàng giới thiệu lịch sử hình thành phát triển ngành gốm sứ của thành phố qua các thời kỳ, từ các góc độ khác nhau.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 5
Dấu tích xưởng làm gốm ở khu phố cổ Taoyangli.
Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 6
Dấu tích xưởng gốm tiến vua trong Công viên di chỉ khảo cổ quốc gia thành phố Cảnh Đức Trấn.

Ngoài ra, còn có hàng trăm bảo tàng gốm sứ tư nhân “phủ sóng” khắp thành phố, hình thành nên quần thể bảo tàng gốm sứ độc đáo có một không hai trên thế giới. Từ đó, kinh đô gốm sứ nghìn năm lịch sử trở thành điểm đến mới để thế giới trải nghiệm văn hóa Trung Quốc, trong đó có văn hóa gốm sứ.

Những năm gần đây, thành phố Cảnh Đức Trấn đã phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử gốm sứ địa phương bằng những cách làm sáng tạo, khi cải tạo và chuyển đổi những điểm khảo cổ di tích gốm sứ, lò nung gốm sứ, khu phố cổ thành những điểm check-in độc đáo, hiện đại, thu hút giới trẻ, du khách, người dân địa phương đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm, cũng như tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa lịch sử gốm sứ Cảnh Đức Trấn.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 7

Du khách tham quan bảo tàng gốm sứ ở thành phố Cảnh Đức Trấn.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 8

Các hiện vật gốm sứ trưng bày ở Bảo tàng gốm sứ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 9

Du khách tìm hiểu tranh sứ khổ lớn ở thành phố Cảnh Đức Trấn.

Khu phố cổ Taoyangli là công trình trọng điểm cải tạo, bảo tồn phố cổ của thành phố Cảnh Đức Trấn. Vốn là “trung tâm công nghiệp ra đời sớm nhất trên thế giới trước cuộc cách mạng công nghiệp”, sau khi cải tạo, nơi đây trở thành khu phố mua sắm du lịch đa chức năng như trải nghiệm văn hóa, tham quan nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống… với diện tích vùng lõi 1,28 km2, bao gồm 108 ngõ cổ nghìn năm tuổi, các điểm làm gốm sứ Minh-Thanh hơn 400 năm tuổi và nhà máy gốm sứ hơn 70 năm lịch sử.

Trong khi đó, khu phố sáng tạo văn hóa Taoxichuan được cải tạo từ một nhà máy gốm sứ cũ của thành phố Cảnh Đức Trấn, chuyển đổi ngành sản xuất công nghiệp sang ngành sáng tạo văn hóa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa và công nghệ, và đã trở thành một không gian thực hiện những ước mơ sáng tạo, thu hút rất nhiều nghệ sĩ, nhà thiết kế trẻ đến đây khởi nghiệp.

Đưa nghệ thuật vào cuộc sống, kết hợp sản xuất gốm sứ với phát triển du lịch, để mỗi nét truyền thống xưa được tỏa sáng ở mỗi con đường góc phố, thành phố Cảnh Đức Trấn không còn là thành phố xuất khẩu gốm sứ truyền thống như trước, mà đã trở thành nơi trải nghiệm, giao lưu hợp tác văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.

Hội chợ gốm sứ - Thương hiệu quảng bá hình ảnh Cảnh Đức Trấn

Hội chợ gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn Trung Quốc (gọi tắt là “hội chợ gốm sứ”) là hội chợ thường niên do Bộ Thương mại, Hội liên hiệp Công nghiệp nhẹ, Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc, Chính quyền nhân dân tỉnh Giang Tô phối hợp tổ chức. Trải qua 19 lần tổ chức kể từ năm 2004 đến nay, quy mô hội chợ không ngừng được mở rộng. Số lượng doanh nghiệp, nghệ nhân, khách tham quan tăng đều qua các kỳ hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 10

Hội chợ gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn Trung Quốc 2023 được tổ chức từ 18-22/10.

Là hội chợ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, hội chợ gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn Trung Quốc 2023 chia thành 24 phân khu trưng bày trên diện tích 130.000m2, thu hút hơn 360 doanh nghiệp đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đức, Ai Cập, Nigeria, Maroc, Madagascar, Guinea Xích đạo... tham dự.

40 thương hiệu gốm sứ nổi tiếng thế giới và của Trung Quốc trưng bày, giới thiệu sản phẩm cao cấp như Villeroy & Boch (Đức), Wedgwood (Anh), Lomonosov (Nga), Koransha (Nhật Bản)...; hơn 4.000 công ty thương mại đến hội chợ triển lãm tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 11

Khu gian hàng quốc tế tại hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 12

Một góc gian hàng gốm sứ Đức.

Các lĩnh vực liên tục được mở rộng từ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hợp tác đầu tư, kết nối thương mại đến thu hút nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát triển thị trường… Các hoạt động không chỉ giới hạn trong phạm vi hội chợ, mà còn lan tỏa tới các hoạt động văn hóa, du lịch ở khắp thành phố Cảnh Đức Trấn. Trung tâm giao dịch gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn, Hiệp hội nghiên cứu gốm sứ quốc tế đã chính thức được thành lập và ra mắt tại hội chợ năm 2023.

Ngoài ra còn có hơn 60 hoạt động bên lề được tổ chức, như diễn đàn, hội thảo chuyên đề phát triển thị trường gốm sứ; khai thác giá trị truyền thống văn hóa lịch sử gốm sứ; phát triển mô hình chợ đêm gốm sứ; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thi sáng tác sản phẩm gốm sứ...

Hội chợ gốm sứ quốc tế Cảnh Đức Trấn nói riêng và thành phố Cảnh Đức Trấn-nơi được mệnh danh là “kinh đô gốm sứ nghìn năm”, đã trở thành nơi ngành gốm sứ các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giao lưu, học hỏi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, cùng phát triển.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 13

Gian hàng gốm sứ Trung Quốc với trình diễn đàn tranh và cổ phục.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 14

Giới thiệu về gốm sứ các nước tham gia hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 15

Sản phẩm gốm sứ các nước trưng bày tại hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 16

Sản phẩm gốm sứ các nước trưng bày tại hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 17

Sản phẩm gốm sứ các nước trưng bày tại hội chợ.

Khai thác giá trị văn hóa gốm sứ để phát triển du lịch ở Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc ảnh 18

Sản phẩm gốm sứ các nước trưng bày tại hội chợ.

back to top