Dự báo, hôm nay (8/11), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm, ngày nắng. Khu vực Nam Bộ mưa dông, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo, hôm nay (6/11), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét. Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trời lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-21 độ C.
Dự báo, tối và đêm nay (5/11), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét. Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi; trời lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19-21 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (28/10), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển Quảng Nam-Đà Nẵng. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 6.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (27/10), bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Ghi nhận của phóng viên, sáng 27/10, tại thành phố Đà Nẵng đã có gió mạnh, kèm mưa khi bão số 6 áp sát khiến hàng loạt cây trên một số tuyến đường ngã đổ, gãy nhánh.
Theo bản tin nhanh lúc 10 giờ của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 6 nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 510km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 14. Bão di chuyển với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 12. Bão di chuyển với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, ở vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động rất mạnh.
Dự báo, trưa mai (24/10), bão Trà Mi sẽ vào vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, tốc độ 15-20km/giờ, đi vào Biển Đông.
Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, ở vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông từ sáng 24/10 có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m; biển động dữ dội.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng tối 24/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng tây, tốc độ 15-20km/giờ đi vào Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (21/10), ở khu vực phía đông Philippines xuất hiện một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Sáng 20/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 7878/BNN-ĐĐ đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9), một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Krathon đang hoạt động ở vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Ngày 29/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Văn bản số 7329/BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (20/9), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Khoảng đêm 21 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (19/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 4.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-20/9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Trị trong chiều và đêm nay (19/9).
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ chiều 19/9 bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.
Dự báo, khoảng chiều nay (19/9), bão số 4 sẽ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11. Người dân cần đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay trong không khí.
Dự báo, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Hồi 13 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới vào quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam với gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây sau chuyển hướng Tây Tây Nam, có khả năng mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Theo bản tin lúc 6 giờ ngày 18/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 230km. Sức gió vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.
Dự báo, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, khoảng chiều 19/9, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Hồi 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.