Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang làm thay đổi tích cực chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hệ thống trường này có vai trò lớn trong việc huy động tối đa học sinh trong độ tuổi tới trường; giảm các tỷ lệ về học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần, học sinh lưu ban,…
Giờ học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Thiện Hòa, huyện Bình Gia.

Lạng Sơn ưu tiên cải thiện chất lượng giáo dục tại vùng biên

Phần lớn các trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, điều kiện phát triển giáo dục còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành giáo dục cũng như các địa phương của tỉnh đã quan tâm, ưu tiên các nguồn lực đầu tư xây dựng trường, lớp học và trang thiết bị trường học, từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trẻ em tại Trường mầm non Tênh Phông (Tuần Giáo, Điện Biên)

Những người chăm “búp non” ở vùng cao

“Trẻ em như búp trên cành”, chính bởi vậy nên giáo dục mầm non, cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục rất quan trọng. Để tạo chuyển biến căn bản, toàn diện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là ở vùng cao còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà trường, mỗi giáo viên đang công tác tại các trường vùng cao phải có tinh thần vượt khó, sự tâm huyết với nghề thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những ngày đầu Xuân Tân Sửu, xin giới thiệu tấm gương hai cô giáo tiêu biểu trong sự nghiệp chăm lo cho những “búp non” ở vùng cao.