Giá vàng ngày 31/7: Đầu tuần biến động nhẹ

NDO - Giá vàng hôm nay (31/7) biến động nhẹ, giao dịch ở mức 1.956,8 USD/ounce. Thị trường thận trọng chờ đợi thêm thông tin về dữ liệu kinh tế Mỹ. Trong nước, giá vàng SJC giảm nhẹ, niêm yết ở mức 66,55-67,17 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
0:00 / 0:00
0:00
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

Giá vàng trong nước sáng nay giảm

Giá vàng trong nước ngày 31/7 giao dịch quanh ngưỡng 67,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng sáng đầu tuần giảm nhẹ trong xu hướng đi ngang, tiếp tục những ngày giao dịch trầm lắng.

Giá vàng ngày 31/7: Đầu tuần biến động nhẹ ảnh 1
Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 31/7/2023.

Cụ thể, tính đến 10 giờ sáng nay, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,2 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 50.000 đồng so phiên giao dịch hôm trước.

Trong khi đó, giá vàng SJC sáng nay niêm yết mua vào-bán ra ở mức 66,55-67,17 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC đã giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so ngày hôm qua.

Vàng PNJ đang mua vào ở mức 56,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 57,2 triệu đồng/lượng, đứng yên so ngày trước đó.

Giá vàng thế giới sáng nay biến động trong biên độ hẹp

Giá vàng thế giới sáng nay 31/7 giảm nhẹ với vàng giao ngay giảm 2,6 USD xuống 1.956,8 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 12 giao dịch lần cuối ở mức 1.994,9 USD/ounce giảm 5 USD so phiên giao dịch trước đó.

Giá vàng dao động trong biên độ hẹp vào sáng đầu tuần khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin về dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này để có cái nhìn rõ ràng hơn về quan điểm chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Giá vàng ngày 31/7: Đầu tuần biến động nhẹ ảnh 2

Biểu đồ giá vàng sáng 31/7. (Ảnh: kitco.com)

Tuần trước, sau khi thận trọng đi ngang trong phần lớn tuần giao dịch để hấp thụ đợt tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % (25 điểm cơ bản) của FED, vàng đã bị bán tháo mạnh vào sáng thứ 5 khi dữ liệu tăng trưởng lạc quan và việc làm tốt hơn mong đợi của Mỹ được công bố.

Tuy nhiên, kim loại quý này nhanh chóng lấy lại những gì đã mất ngày sau đó và quay trở lại gần mức 1.960 USD/ounce khi phản ứng với dữ liệu lạm phát.

Cụ thể, theo Bộ Thương mại Mỹ, Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi, thước đo lạm phát ưa thích của FED, tăng 0,2% trong tháng 6 so mức tăng 0,3% của tháng 5.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong tháng 6, áp lực lạm phát của Mỹ tiếp tục giảm. Lạm phát trong 12 tháng qua tăng 4,1%, giảm mạnh so mức tăng 4,6% của tháng 6. Lạm phát hằng năm giảm nhẹ so mức dự kiến 4,2% của các nhà kinh tế. Những dữ liệu này mở ra kỳ vọng về lập trường ít cứng rắn hơn từ FED.

Thị trường đang hy vọng khả năng chu kỳ tăng lãi suất của FED trong năm nay sẽ tạm dừng, điều này dự kiến sẽ có lợi cho vàng do lãi suất tăng sẽ đẩy chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng lên cao.

Tuy nhiên, các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ vào tuần trước đã gây áp lực lên kim loại quý, trong bối cảnh lo ngại rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ mang lại cho FED đủ khoảng trống để tiếp tục tăng lãi suất.

Tâm điểm của tuần này chủ yếu tập trung vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ 6, dự kiến sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về thị trường lao động đang phát triển mạnh mẽ và hé mở thêm quan điểm chính sách tiền tệ thời gian tới của FED.

Về xu hướng giá vàng tuần này, cuộc khảo sát mới nhất của Kitco News cho thấy, đội ngũ nhà đầu tư nhỏ lẻ (Main street-Phố Chính) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng và giao dịch quanh mức 1.984 USD/ounce vào cuối tuần. Trong khi, đội ngũ nhà đầu tư lớn (Wall Street-Phố Wall) cho biết họ vẫn đang chờ đợi thêm thông tin từ các chỉ báo kinh tế và xu hướng kỹ thuật.

Giá vàng ngày 31/7: Đầu tuần biến động nhẹ ảnh 3 Giá vàng ngày 31/7: Đầu tuần biến động nhẹ ảnh 4
Biểu đồ giá vàng trong nước và thế giới 30 ngày gần nhất. (Ảnh: SJC Hà Nội, Kitco News)