"Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" là Đề án hết sức có ý nghĩa với bà con nông dân vùng Tây Nam Bộ và ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Đồng Tháp và Long An là hai tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười đã tích cực tham gia Đề án, bước đầu ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng, thấp nằm giữa hạ lưu sông Mê Kông, có diện tích tự nhiên khoảng 696.000ha, chiếm gần 18% khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Trong đó, tỉnh Tiền Giang có khoảng 140.000ha bị nhiễm chua phèn nặng, nước ngập úng sâu vào mùa lũ của vùng châu thổ Cửu Long.
Cây khóm chịu được phèn, thích nghi với thổ nhưỡng, có sức sống mãnh liệt, lại cho hiệu quả kinh tế khá cao. Khóm được xem là loại cây đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ khá giàu trên địa bàn toàn huyện.
Từ ngàn xưa, sen, một loài cây bản địa, đã mọc và sinh sôi tự nhiên tại những cánh đồng hoang, đồng lúa, bờ ao, kênh, rạch tại Đồng Tháp, một trong ba tỉnh mang đậm nét đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười. Ở xứ sở này, tên gọi “Đất sen hồng” được coi như địa danh và sen hồng cũng là biểu tượng nhận diện của Đồng Tháp.
Thời gian gần đây, thay vì đi đến những địa điểm tập trung đông người tại các thành phố lớn, các trung tâm thương mại để vui chơi, mua sắm, nhiều người lại chọn cho mình những chuyến đi đến những nơi hoang sơ với cảnh vật thiên nhiên phong phú để trải nghiệm “du lịch chữa lành”.
Bà con nông dân đã chia sẻ, có những ý kiến đóng góp thẳng thắn, cho đây là cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng khi lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe, chia sẻ, gợi mở trên tinh thần cầu thị.
Đến với Đồng Tháp mênh mông đồng nước, du khách được hòa mình vào khung cảnh thanh bình, thỏa thích với những sản vật do con người tạo ra. Tình đất, tình người nơi đây như luôn níu chân du khách ở lại lâu hơn.
Để tăng lợi nhuận trên từng đơn vị diện tích trồng lúa, nông dân vùng Đồng Tháp Mười ở tỉnh Long An liên kết với nhau thực hiện mô hình "trồng lúa không dấu chân"… Theo đó, khâu làm đất, thu hoạch được cơ giới hóa; khâu gieo giống, bón phân và phun các chế phẩm bảo vệ thực vật ứng dụng công nghệ 4.0 từ thiết bị bay không người lái.
Để bảo vệ hệ sinh thái ngọt hóa và môi trường trên vùng Đồng Tháp Mười bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã chỉ đạo ngành chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý hàng chục trường hợp vi phạm nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa Đồng Tháp Mười.