Khách du lịch xuống bến thuyền để tham quan Khu du lịch Tràng An chiều 30/12. (Ảnh XUÂN TRƯỜNG)

Các điểm du lịch đông khách trong dịp nghỉ Tết Dương lịch

Ngày đầu tiên trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, thời tiết các tỉnh miền bắc ấm áp, ở các tỉnh miền nam thì mát mẻ, người dân thỏa sức đến các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh tham quan, vui chơi, giải trí, nạp thêm năng lượng tích cực để bước vào năm mới 2024 vui tươi, phấn khởi.
Ngày Tết, bà con Hà Nhì làm bánh dày để cúng tổ tiên, tiếp đãi khách.

Lên thượng nguồn Đà Giang ăn Tết Hồ Sự Chà

Khi cây dương xỉ trong rừng già trổ những ngồng hoa dài như vòi voi, những rặng dã quỳ bung nở vàng rộ khắp sườn non, ấy là báo hiệu một năm mới bắt đầu đến với đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Ðà. Như mọi năm, Tết cổ truyền của người dân Hà Nhì xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) bắt đầu vào ngày Thìn - con rồng đầu tiên của tháng 11 âm lịch.
Rất đông người dân đã đổ về trung tâm thành phố Hà Nội để thưởng thức âm nhạc và chờ đón năm mới 2023. (Ảnh: Quang Thái)

Hà Nội tưng bừng đón năm mới 2023

Sau chuỗi ngày rét đậm, đến ngày 31/12/2022, thời tiết bắt đầu ấm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Thủ đô đón năm mới. Từ khoảng 19 giờ, các khu vực công cộng trên địa bàn thành phố như vườn hoa, công viên hay các trung tâm thương mại lớn như: Aeon Mall (quận Long Biên), Vincom Plaza (phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng), Vincom Mega Mall Royal City, Aeon Mall (quận Hà Đông)… bắt đầu đông người tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Bãi Khem (Phú Quốc), 1 trong 50 bãi biển đẹp nhất hành tinh. (Ảnh: T.LINH)

6 điểm đến lý tưởng để đón năm mới cùng gia đình

Năm 2023 được dự đoán là năm lên ngôi của du lịch gia đình với nhiều thế hệ. Còn gì lý tưởng hơn là thực hiện một chuyến du lịch chào năm mới cùng gia đình. Dọc đất nước, có rất nhiều điểm đến phù hợp cho chuyến du lịch gia đình dù để tận hưởng không khí sôi động tại những đô thị đông đúc hay muốn trở về với thiên nhiên để nghỉ ngơi và nạp năng lượng cho một năm hứng khởi.
Đón năm mới - thời khắc trao gửi yêu thương

Đón năm mới - thời khắc trao gửi yêu thương

Trang trí nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn ngon, trở về bên gia đình, thăm hỏi người thân và bạn bè,… là những điều mà mọi người ở bất cứ quốc gia nào, văn hóa nào cũng thực hiện trong dịp tiễn năm cũ, chào đón năm mới. Dù theo thời điểm khác nhau, phong tục, nghi thức chào đón năm mới khác nhau, nhưng tất cả đều chung một mục đích là xua tan muộn phiền của năm cũ, cầu mong một năm mới bình an và hạnh phúc.

Chôl Chnăm Thmây - lễ hội mừng năm mới của người Khmer

Chôl Chnăm Thmây - lễ hội mừng năm mới của người Khmer

Chôl Chnăm Thmây (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia và của hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer Việt Nam. Lễ hội có nhiều nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan, hay Tết Thingyan của Myanmar.

Đón năm mới ở Nga

Đón năm mới ở Nga

Người Nga rất thích các kỳ nghỉ lễ. Năm mới là ngày lễ được chờ đợi nhất và là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Do lãnh thổ rộng lớn và vị trí địa lý trải dài từ châu Âu sang châu Á, ngày lễ đón năm mới ở Nga được tổ chức ở các vùng khác nhau theo những cách khác nhau, và qua thời gian, phong tục đón năm mới ở xứ sở Bạch Dương cũng có nhiều thay đổi. Nhưng năm mới luôn là thời điểm đề mọi người kỳ vọng vào một khởi đầu thuận lợi, nỗi buồn qua đi, và chỉ có niềm vui và những ấn tượng sống động ở phía trước.

Cầu cảng Sydney của Australia bừng sáng trong đêm. (Ảnh: AP)

Thế giới đón năm mới 2021

Vào khoảng 17 đến 18 giờ ngày 31-12 (giờ Việt Nam), các quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati ở châu Đại Dương là những nơi đầu tiên bước sang năm mới 2021. Khác với những năm trước đây, thế giới đón năm 2021 trong bối cảnh nhiều nước ban bố lệnh phong tỏa, giới hạn đi lại và giới nghiêm để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch.