Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) lần thứ hai, năm 2023 diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế với thông điệp: “Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo” và “Sách cho tôi, cho bạn”.
0:00 / 0:00
0:00
Các em học sinh đến với Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế)
Các em học sinh đến với Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế)

Hòa chung không khí này, khắp cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc. Những đổi mới, thành công của một số địa phương mang đến nhiều gợi mở để sự kiện ngày càng có hiệu quả thiết thực.

Ngay trong lần đầu tiên được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã mang đến ấn tượng sâu sắc từ sự quy củ, chuẩn mực trong cách thức tổ chức cho tới tinh thần hội tụ bằng giá trị của nhận thức mới, cách làm mới.

Ngay trong lần đầu tiên được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã mang đến ấn tượng sâu sắc từ sự quy củ, chuẩn mực trong cách thức tổ chức cho tới tinh thần hội tụ bằng giá trị của nhận thức mới, cách làm mới.

Tiêu biểu có thể kể đến đề án thiết lập và phát triển “Tủ sách Huế”; các chương trình văn nghệ giới thiệu di sản văn hóa Huế; giới thiệu sách, tọa đàm theo chuyên đề; Tuần lễ đọc sách miễn phí. Điểm nhấn “Tủ sách Huế” nhằm tạo nên một thương hiệu sách mang đậm dấu ấn Huế, góp phần thúc đẩy quảng bá văn hóa qua sách. Đến nay, tủ sách đã hình thành được chín xuất bản phẩm, mục tiêu đến năm 2030 sẽ xuất bản khoảng 50 ấn phẩm mới với hàng trăm sách xuất bản khác trên toàn quốc.

Tại Hà Nội, từ ngày 21/4 đến 4/5, chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với nhiều cuộc tọa đàm, giới thiệu sách đã thu hút nhiều đơn vị, tác giả và bạn đọc đồng hành. Theo tổng kết của Ban quản lý Phố sách Hà Nội, trong ba tháng đầu năm 2023, có 61 sự kiện và 80.000 lượt người tham gia phố sách. Một trong những điểm nhấn nổi bật năm nay là chuỗi hoạt động sôi nổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài các cụm nội dung chính triển lãm tư liệu, xuất bản phẩm còn có các không gian trải nghiệm sách điện tử, sách nói. Khu vực đọc, trao đổi sách được 20 đơn vị nhà xuất bản, phát hành sách đầu tư, cung cấp khoảng 30.000 tựa sách, gần 100.000 bản sách và nhiều hoạt động tương tác với mong muốn du khách và bạn đọc được trải nghiệm thật ý nghĩa và hiện đại, sáng tạo, đổi mới. Theo thống kê từ các đơn vị tham gia, số người đến tham quan, mua sách đạt hơn 250.000 lượt; hơn 1.850 tựa sách tương đương 31.536 quyển sách đã được bán với tổng doanh thu hơn 1,7 tỷ đồng (chưa tính bốn đơn vị xuất bản phẩm điện tử).

Một số đơn vị có doanh thu cao như: Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam (306.000.000 đồng); Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (184.000.000 đồng); Công ty cổ phần Văn hóa Đông A (158.048.350 đồng), Nhà xuất bản Kim Đồng (97.076.280 đồng)... Bên cạnh đó, ý tưởng xây dựng bộ sách về động thực vật và không gian đọc sách tại Thảo Cầm Viên với sự hợp tác giữa Nhà xuất bản Trẻ và Ban quản lý địa điểm này được đánh giá cao về tính thiết thực.

Điều công chúng mong chờ ở Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay là sự xuất hiện của xuất bản phẩm điện tử. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước, lĩnh vực này dường như còn thiếu vắng, mờ nhạt.

Ý tưởng xuất phát từ mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc, đặc biệt hướng đến bạn đọc nhỏ tuổi và các gia đình. Để xây dựng không gian đọc sách, phía Thảo Cầm Viên đã thiết kế một khu vực đọc sách cho khách tham quan vườn thú, Nhà xuất bản Trẻ sẽ tặng tủ sách đồng thời có những hỗ trợ về nội dung hoạt động khi khu vực này chính thức hoàn thành.

Một điểm nhấn đáng chú ý khác đó là lần đầu tiên trong cả nước có một thư viện số dành cho cộng đồng đã được khai trương tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Ngoài hàng nghìn đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thư viện còn được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế (mua bản quyền để khai thác và sử dụng), hệ thống sách đọc điện tử.

Theo đó, người dân sẽ được tự do khai thác phục vụ đa lĩnh vực như vui chơi, giải trí, nghiên cứu… thông qua máy tính, màn hình cảm ứng. Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ được xây dựng nằm trong tổng thể chương trình chuyển đổi số và thành phố thông minh, cũng như tạo lập các không gian sinh hoạt cộng đồng thành phố. Đây là nơi để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, giao lưu tác giả-tác phẩm; truyền cảm hứng và lan tỏa văn hóa đọc cho cộng đồng; nơi trao đổi sách, tặng sách...

Điều công chúng mong chờ ở Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay là sự xuất hiện của xuất bản phẩm điện tử. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước, lĩnh vực này dường như còn thiếu vắng, mờ nhạt.

Theo đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, để thúc đẩy xuất bản điện tử đáp ứng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia nói chung và ngành xuất bản nói riêng, chỉ nên quy định cứng những điều kiện tối thiểu, thiết yếu bảo đảm quản lý về nội dung; còn về công nghệ, kỹ thuật chỉ nên mang tính khuyến nghị, miễn là vận hành ổn định và bảo mật.

Bên cạnh đó, cần quy định tách bạch điều kiện xuất bản và điều kiện phát hành, bổ sung các quy định cho nội dung này; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc kiểm tra nội dung nộp lưu chiểu; bổ sung quy định trong xử lý mối quan hệ giữa phát hành xuất bản phẩm điện tử và các hình thức hoạt động thư viện số, thư viện điện tử…

Không ngừng đổi mới công tác tổ chức, làm phong phú hơn những hoạt động trong sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi đối với những người làm xuất bản và các cơ quan chức năng.

Nhìn lại công tác tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ hai, những người làm sách và bạn đọc vẫn còn có điều tiếc nuối và hy vọng sẽ hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Trong đó, cần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm và chất lượng dịch vụ; hạn chế các hoạt động nặng về hình thức, thiếu tính hấp dẫn, chiều sâu; đẩy mạnh công tác truyền thông; đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ AI, chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản…

Không ngừng đổi mới công tác tổ chức, làm phong phú hơn những hoạt động trong sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi đối với những người làm xuất bản và các cơ quan chức năng. Song, để nối dài các hoạt động chăm lo văn hóa đọc, kiến tạo văn hóa đọc, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần cả dân tộc đòi hỏi cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của từng địa phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cho đến mỗi gia đình, mỗi cá nhân.