Trà bạc hà ngọt ngào, Morocco
Dù chưa từng đến Morocco, bạn vẫn có thể cảm nhận được vị của đất nước này bằng cách tự pha một ấm trà bạc hà ngọt ngào trứ danh của đất nước Bắc Phi này. Loại trà bạc hà có tên gọi Atai Bi Nana. Trà bạc hà ngọt truyền thống của Morocco là sự kết hợp của loại trà xanh “thuốc súng” của Trung Quốc với nhiều đường và lá bạc hà tươi. (Trà xanh “thuốc súng” một loại trà xanh đặc biệt có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được gọi là trà xanh thuốc súng vì những chiếc lá được cuộn thành những viên nhỏ, chặt, giống như kiểu viên thuốc súng cũ. Cách cuộn lá này giúp giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng loại trà này cũng có lượng caffeine cao hơn một chút so với các loại trà xanh khác).
Nguồn gốc chính xác của truyền thống trà này vẫn còn chưa được xác định. Một số giả thuyết cho rằng nó xuất hiện vào thế kỷ 19, đến từ Anh, trong khi nhiều giả thuyết khác rằng nó đến sớm nhất vào thế kỷ 17 từ Trung Đông. Dù sự thật là gì thì ngày nay nó đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống ở Morocco. Bản thân loại trà là biểu tượng của lòng hiếu khách và sự chào đón, và việc chuẩn bị và trình bày Atai Bi Nana cũng quan trọng như thành phẩm.
Chủ nhà thường rót trà Atai Bi Nana từ ấm trà bạc được chế tác cầu kỳ vào các ly nhỏ từ một độ cao nhất định để tạo ra một lớp bọt đẹp mắt. Có như vậy mới thể hiện được ấm trà đã được pha hoàn hảo. Mỗi lần thưởng thức, Atai Bi Nana thường được rót 3 lần bởi mỗi tách trà ở mỗi lần phục vụ lại có hương vị đặc trưng riêng. Và đúng theo nghi thức, khách sẽ ngưng uống trà sau lần pha trà thứ ba.
Trà Masala, Ấn Độ
Cay, kem ngậy và ngọt ngào, masala chai (trà gia vị) của Ấn Độ đã “gây bão” trên toàn thế giới. Cách pha chế khá dễ dàng gồm sữa, đường, trà đen và nhiều loại gia vị khác nhau tùy theo vùng miền và khẩu vị. Những loại gia vị phổ biến nhất thường được ướp cùng trà khô là thảo quả, quế, thìa là, gừng, đinh hương, hạt tiêu đen và hoa hồi. Không phải tách masala chai nào cũng mang hương vị giống nhau. Chai wallahs (những người bán trà) trên khắp Ấn Độ tạo ra những tách trà hoàn hảo theo yêu cầu của khách hàng, mỗi loại đều mang hương vị tinh tế riêng khi bản thân cách chế ra chúng đòi hỏi sự khéo léo của Chai wallahs.
Chung quanh nguồn gốc của masala chai, có rất nhiều truyền thuyết. Có truyền thuyết cho rằng Masala Chai ra đời trong một vương triều Ấn Độ cổ đại, nơi một vị vua mơ ước tạo ra một loại nước giải khát chữa bệnh cho người dân của mình. Lại có truyền thuyết khác cho rằng Masala Chai là sáng tạo của một nhà sư Phật giáo sau thời gian học hỏi từ những người nông dân Trung Quốc.
Nhưng loại trà này thực sự bắt nguồn từ người Anh và việc trồng chè buôn bán của họ ở Ấn Độ trong thời gian Ấn Độ là thuộc địa của Vương quốc Anh. Nhưng Masala chai không bắt nguồn từ những năm 1900, khi nước Anh tích cực tạo ra một chiến dịch tiếp thị để kích thích nền kinh tế chè mà nước này sở hữu. Chính người dân Ấn Độ đã uống trà và tạo ra biến thể của riêng họ, thêm các loại gia vị để mang lại cho nó sự ấm áp và sâu lắng.
Không chỉ là một loại trà để giải khát, Masala chai còn là một liều thuốc tốt cho cơ thể bởi thành phần chứa nhiều loại thảo mộc, gia vị cay nên có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp tăng sức đề kháng rất tốt. Uống trà gia vị còn giúp hơi thở thơm mát, giảm cholesterol, lưu thông máu, tăng trí nhớ…
Trà xanh (matcha), Nhật Bản
Trà matcha được làm từ lá trà xanh nghiền thành bột mịn và được đánh kỹ trong nước để tạo thành một loại trà sủi bọt. Giống như chai, matcha gần đây đã trở thành một nguyên liệu tạo nên cơn sốt toàn cầu, xuất hiện trong nhiều loại đồ uống và món tráng miệng có hương vị matcha mới.
Trà bột có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7, khi trà được sấy khô và lưu trữ dưới dạng gạch, và sau đó được nghiền thành đồ uống. Matcha đã đến Nhật Bản vào thế kỷ 12, và phần lớn được các nhân vật tôn giáo (nhà sư) và chính phủ quan trọng nhất sử dụng. Không biết từ khi nào, matcha đã trở thành một loại nguyên liệu và thức uống phổ biến trong xã hội.
Bột trà xanh matcha còn trở thành nguyên liệu chính trong văn hóa trà đạo của người Nhật Bản. Trà đạo trong văn hóa Nhật Bản không đơn thuần chỉ là phép uống trà mà còn là một việc làm hữu hiệu giúp tâm hồn trở nên trong sạch bằng cách hòa mình với thiên nhiên. Việc thưởng thức trà đạo cũng là một nghệ thuật và cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản: “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”. Trà đạo giúp tâm hồn con người trở nên thư thái, nhẹ nhàng, thoát khỏi cuộc sống với những yêu cầu khắt khe, ồn ào và đầy bon chen.
Trà ô long, Trung Quốc
Trà ô long được làm từ lá chè tương tự như trà đen và trà xanh, nhưng chỉ bị oxy hóa một phần sau khi hái (trà đen là lá chè oxy hóa hoàn toàn), tạo cho nó một màu xanh đặc trưng. Hương vị của trà có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng đất trồng chè và kỹ thuật được sử dụng để ôxy hóa lá chè, thay đổi từ hương hoa và vị nhạt đến mùi thơm và cách xao. Nó có thể là ngọt ngào với mùi vị trái cây với mùi hương mật ong, hoặc giống gỗ và dày với mùi hương rang, hoặc màu xanh lá cây và tươi mát với mùi hương được bó hoa, tất cả tùy thuộc vào rau quả và phong cách sản xuất.
Các biến thể khác nhau của trà ô long được chế biến khác nhau, nhưng lá được hình thành vào một trong hai phong cách khác biệt. Một số được cuộn lại thành lá dài nhọn, trong khi những loại khác thì quấn, cuộn tròn thành hạt nhỏ, với một cái đuôi. Phong cách cuộn thành lá dài là phong cách truyền thống.
Theo truyền thống, trà ô long được phục vụ trong nghi lễ trà Gongfu, một phong tục được cho là đã xuất hiện từ triều đại nhà Tống và được phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo. Buổi lễ thể hiện sự tôn trọng đối với cả khách, chủ nhà và thiên nhiên, nơi đã cung cấp cho con người cây chè. Trước khi thưởng thức nước trà, khách sẽ được mời thưởng hương vị thơm nồng của loại trà để cảm nhận chất lượng của thức uống thanh tao này.
Yerba mate, Paraguay / Argentina / Uruguay / Brazil
Nếu bạn đã đi du lịch đến nửa phía nam của Nam Mỹ, rất có thể bạn đã biết tới yerba mate, một loại thức uống phổ biến được truyền từ một quả bầu có ống hút kim loại được gọi là bombilla. Hương vị tương tự như hương vị của trà xanh và thường được pha bằng nước nóng (nhưng không sôi).
Yerba Mate có vị như trà và kích thích như cà phê, nhưng về mặt kỹ thuật thì nó không phải là loại nào trong cả 2 loại trên.
Bản thân thức uống này có từ thời tiền Colombo, khi những người Guaraní địa phương ở Paraguay phát hiện ra và bắt đầu tích cực trồng cây Ilex paraguariensis (một loài trong họ nhựa ruồi), phơi khô lá và cành cây rồi pha với nước nóng để làm đồ uống chăm sóc sức khỏe. Khi người Tây Ban Nha đô hộ Paraguay vào thế kỷ 17, họ cũng bắt đầu uống nó và nó trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước. Các quốc gia Nam Mỹ khác như Brazil, Argentina và Chile cũng phát triển loại cây này, và ngay cả sau khi cà phê và các loại trà khác xuất hiện ở Nam Mỹ, Yerba Mate vẫn là một trong những thức uống phổ biến nhất trong khu vực.
Yerba Mate có một hương vị rất đặc biệt, mạnh, đắng, thơm mùi hoa cỏ, và cũng giống như cà phê, cơ thể bạn có thể cần một chút thời gian để làm quen. Thay vì uống cà phê buổi sáng, nhiều người Nam Mỹ sẽ chuẩn bị một phích Yerba Mate và uống nó trong suốt cả ngày để lúc nào cơ thể cũng khỏe khoắn và tràn trề năng lượng.
Nhiều người theo thích vị truyền thống cho rằng yerba mate cần được giữ nguyên vị. Nhưng ngày nay, để yerba mate phổ biến hơn, người ta đã chế thêm đường, cam quýt và các hương vị khác.
Trà đen, Vương quốc Anh
Người ta không thể nghĩ đến Vương quốc Anh mà không hình dung ra tách trà đen hoàn hảo, quyện với sữa và đường. Nếu bạn uống một tách trà đen vào buổi sáng, hãy thưởng thức cùng một chiếc bánh quy hoặc một chiếc bánh nướng. Bạn cũng có thể thưởng thức trà kiểu Anh theo quy mô lớn hơn như một bữa trà chiều sang trọng tại khách sạn hoặc tại quán trà, kèm với những đĩa bánh sandwich và bánh ngọt.
Di sản trà của Vương quốc Anh trải dài từ thế kỷ 17, khi nó được đưa đến hòn đảo bởi công ty Thương mại Đông Ấn của Anh. Văn hóa trà của Anh đã được lan tỏa trên toàn thế giới và ngày nay, thưởng thức trà đen vẫn là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày.
Một trong những đặc trưng trong văn hóa uống trà của người Anh là uống trà theo giờ. Họ uống trà ít nhất 6 lần trong một ngày, mỗi lần một loại trà với các thưởng thức khác nhau phụ thuộc vào thời điểm. Buổi sáng, trà dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn sáng. Một ly trà buổi trưa giúp họ tỉnh táo hơn khi làm việc. Buổi chiều dù bận rộn nhưng một tách trà trong lúc làm việc cũng luôn được ưu tiên.