Sáng 13/4, hơn 4000 học sinh lớp 5 đã tham gia kỳ Khảo sát đánh giá năng lực tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội. Bên cạnh số lượng thí sinh đông đảo, điểm đáng chú ý của kỳ khảo sát năm nay là lần đầu tiên triển khai hình thức làm bài trên máy tính, thay cho cách làm bài trên giấy như các năm trước.
Trong hai đợt Đánh giá năng lực năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) tổ chức trong tháng 3, mức điểm cao nhất thí sinh đạt được là 130/150; thấp nhất 18/150; điểm trung bình là 80,2/150. So với các đợt thi cùng kỳ năm ngoái, điểm bài thi năm nay có xu hướng tăng nhẹ, khoảng 3 đến 5 điểm.
Trong hai ngày 15 và 16/3, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA-501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỷ lệ thí sinh dự thi.
Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức trong 6 đợt, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5. Đợt thi sớm nhất diễn ra vào ngày 15 và 16/3.
Năm 2025, những kỳ thi riêng uy tín tiếp tục được thực hiện cho thấy sự chủ động của các nhà trường trong tăng cường chất lượng tuyển sinh đầu vào. Về phía thí sinh các cơ hội xét tuyển cũng trở nên rộng mở hơn.
Chiều 12/11, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban hành cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng từ năm 2025.
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA), thiết kế cho đối tượng dự thi là học sinh theo học chương trình THPT mới, tham dự các đợt thi tổ chức từ năm 2025. Thí sinh có thể thử nghiệm làm bài thi trên máy tính từ ngày 1/9.
Ngày 28/6, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đối với các phương thức xét tuyển bằng kết quả Đánh giá năng lực, xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và điều kiện trúng tuyển thẳng trong tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với cấu trúc gồm 3 phần, bài thi năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần Khoa học và cách đặt câu hỏi.
Thống kê phổ điểm của các thí sinh qua ba đợt Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 cho thấy điểm cao nhất là 129/150, thấp nhất 17/150. Phân bố điểm thi, điểm trung bình và điểm trung vị của ba đợt thi đầu tiên hầu như không thay đổi so với năm 2023.
Năm học 2024- 2025, Trường THCS Ngoại ngữ, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 150 chỉ tiêu lớp 6. Kỳ kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh sẽ diễn ra vào ngày 8/6.
Đợt 2 trong tổng số 6 đợt năm 2024 của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 18 nghìn thí sinh tham dự. Tỷ lệ thí sinh dự thi đạt cao tại các điểm diễn ra kỳ thi, nhiều điểm tỷ lệ thí sinh có mặt dự thi đạt 100%.
Ngày 10/1, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố kế hoạch triển khai kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) học sinh THPT năm 2024. Theo kế hoạch, năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức sáu đợt thi đánh giá năng lực với số lượng có thể đăng ký là 84 nghìn lượt.
Năm 2024, kỳ thi Đánh giá năng lực dành cho học sinh trung học phổ thông (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục được tổ chức mở rộng thêm tại Thái Bình, Hà Tĩnh.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023 thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009 có hiệu lực từ 1/1/2024 với nhiều điểm mới thể hiện sự tiến bộ trong việc tiếp cận, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.
Trước một số thông tin trên mạng xã hội liên quan đến Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 26/4, GS, TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (Đại học quốc gia Hà Nội) đã có những thông tin trao đổi làm rõ một số nội dung liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, năm 2023. Triển khai kế hoạch, các cơ sở đào tạo đã công bố phương án tuyển sinh với nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.
Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong tuyển sinh năm 2023, mỗi phương thức tuyển sinh của đơn vị đào tạo trực thuộc sẽ quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo.
Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã mở cổng đăng ký dự thi Đánh giá năng lực. Thí sinh từ bây giờ có thể bắt đầu đăng ký tài khoản, đăng ký dự thi. Cổng đăng ký sẽ đóng vào ngày 9/4.
Đối tượng là thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông quá 3 năm tính đến năm dự thi có nhu cầu đăng ký tham dự Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội cần thực hiện một số thủ tục theo hướng dẫn.
Trong ngày đầu tiên mở đăng ký dự thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có hơn 41 nghìn thí sinh đăng ký thành công.
“Hiểu và biết trình bày cho người khác hiểu, đấy là tín hiệu cần thiết với một sinh viên để sau này trở thành một nhà giáo”, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh cho biết và nói rằng nhà trường chú trọng đến điều này khi tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực khối các trường sư phạm để phục vụ cho công tác tuyển sinh 2023.
Năm 2023, mức lệ phí thí sinh phải nộp khi tham gia bài thi Đánh giá năng lực cho học sinh trung học phổ thông (HSA) là 500.000 đồng/lượt/thí sinh, cao hơn những năm trước. Ở mức phí này, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết vẫn đang hỗ trợ một phần chi phí tổ chức kỳ thi.