Để phòng bệnh hiệu quả nhất cần tiêm vaccine cúm mùa mỗi năm một lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vaccine theo mùa đã được WHO khuyến cáo.
Chiều 8/5, Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức gặp gỡ, cung cấp thông tin với các cơ quan báo chí liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam sau khi WHO công bố dịch Covid-19 không còn được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).
Covid-19 tăng nhanh trở lại, virus cúm mùa, vi khuẩn phế cầu... đang làm gia tăng nhiều ca bệnh mới trong giai đoạn thời tiết giao mùa, ảnh hưởng đến hệ hô hấp nghiêm trọng. Nếu người yếu thế bị đồng nhiễm cúm và Covid-19 sẽ gặp nhiều biến chứng về sức khỏe.
Đa phần bệnh nhân mắc Covid-19 trở lại có triệu chứng nhẹ, dễ nhầm với bệnh cúm, các bệnh viêm đường hô hấp trên khác. Chỉ có bằng xét nghiệm mới phân biệt được bạn có đang nhiễm Covid-19 hay không.
Mặc dù, tình hình dịch tại Việt Nam có xu hướng giảm theo thời gian cả về số mắc và phạm vi địa lý, nhưng nguy cơ xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm vẫn có. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 vượt quá năng lực của hệ thống y tế để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Theo thống kê của CDC Mỹ, có ít nhất 26 triệu ca ốm, trong đó 290 nghìn ca nhập viện và 18 nghìn ca tử vong vì cúm từ đầu mùa cúm năm nay tại Mỹ, trong đó có 117 ca tử vong là trẻ em.
Chính phủ Nhật Bản thông báo hạ cấp dịch Covid-19 xuống ngang với dịch cúm mùa. Quyết định được đánh giá là táo bạo nhằm hướng tới việc đưa các hoạt động kinh tế-xã hội trở lại bình thường ở xứ Phù Tang.
Bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định đồng nhiễm cúm với một bệnh truyền nhiễm khác để lại hệ lụy cho sức khỏe con người.
Trước tình hình gia tăng ca nhiễm cúm A tại các tỉnh phía bắc, nhiều người đã đưa con em đi tiêm vaccine phòng cúm. Theo ghi nhận tại một trung tâm tiêm chủng lớn nhất cả nước, tỷ lệ người dân đến tiêm cúm mùa tăng 300-400% so với tháng trước.
Các chuyên gia y tế và kinh tế Nhật Bản vừa kêu gọi Chính phủ nước này đưa dịch Covid-19 vào nhóm 5 trong danh sách các bệnh truyền nhiễm, tức ngang với cúm mùa, nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện và trung tâm y tế công cộng.
Theo bộ phận báo chí của Công ty dược phẩm sinh học Nanolek của Nga, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nanolek đang phát triển vaccine kết hợp ngừa Covid-19 và cúm mùa.
Trong hơn hai tháng qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận tới 820 trẻ nhập viện vì bị cúm nặng, trong đó có những bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não. Đặc biệt, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca mắc cúm có biến chứng viêm cơ tim.