Cứ điểm đồi A1 được thực dân Pháp đặt tên là gì?
Cứ điểm Đồi A1 được phía thực dân Pháp gọi là Cứ điểm Êlian2, nằm trong hệ thống các điểm cao phòng ngự phía đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tuy chỉ cao khoảng 40m so với mặt đất (trong khi các đồi E, D1 cao khoảng 70m) nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng do ở sát khu trung tâm, chỉ cách Sở Chỉ huy tập đoàn cứ điểm 300m.
Đây vốn là một đồn cũ do Pháp lập nên trước năm 1940, năm 1945 được Nhật tu sửa thêm, đến cuối năm 1953 được quân Pháp tập trung xây dựng thành cứ điểm vững chắc gồm nhiều tuyến chiến hào, công sự, lô cốt, ụ súng, hầm trú ẩn có nắp dày, chịu được đạn pháo, cối; trên đỉnh cao nhất có 1 hầm ngầm, vốn là hầm rượu cũ, được quân Pháp cải tạo thành hầm trú ẩn tương đối kiến cố (trước trận đánh ta chưa phát hiện được).
Cứ điểm được cấu trúc thành 3 tuyến phòng thủ: bên ngoài là tuyến chống cự chủ yếu; tuyến giữa là trận địa hoả lực; trong cùng ở mỏm cao nhất là tuyến cố thủ và Sở Chỉ huy. Bảo vệ vòng ngoài có 5 lớp rào dây thép gai và bãi mìn (dày hơn 100m).
Lực lượng phòng ngự cứ điểm gồm: Tiểu đoàn 1 (thiếu 1 đại đội) thuộc Trung đoàn 4 Marôc (4èRTM), 1 đại đội của Tiểu đoàn dù 1 lê dương (1erBEP); được trang bị 4 súng cối, 2 ĐKZ, 5 trọng liên, nhiều đại liên, trung liên, súng phun lửa. Ngoài ra còn có hoả lực pháo binh của tập đoàn cứ điểm chi viện trực tiếp; được lực lượng cơ động gồm Tiểu đoàn Dù 6 xung kích (lê dương, 6èBPC), Tiểu đoàn Dù 5 người Việt (5èBPVN), 1 đại đội của Tiểu đoàn Dù 8 xung kích (lê dương, 8èBPC) và một số đại đội người Thái từ Mường Thanh sẵn sàng phản kích, ứng cứu.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm