Chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng

Tham gia hội thảo có đại diện Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng, các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo doanh nghiệp.

Trong những năm qua, công tác chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhất là sau khi có Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực đã có chuyển biến tích cực. T

uy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng nhái còn phổ biến, đang diễn biến phức tạp ở phần lớn các loại sản phẩm từ mặt hàng thông thường đến những mặt hàng liên quan sức khỏe, tính mạng con người, hàng hóa cao cấp, có tính kỹ thuật cao, giá trị lớn, kể cả "tem chống hàng giả" cũng bị làm nhái, làm giả. Tình trạng hàng nhái, hàng giả không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, xã hội mà còn phá vỡ môi trường kinh doanh cũng như uy tín của thương hiệu.

Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn yếu.

Trước thực trạng đó, nhất là từ đầu tháng 1-2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ thì cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái sẽ phức tạp và quyết liệt, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc hơn và cách tiếp cận mới với những biện pháp đồng bộ về tuyên truyền, kinh tế, pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức nhà nước và toàn xã hội thực hiện tốt Nghị định số 55/2008/NÐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhân Ngày chống hàng giả, hàng nhái 29-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Lễ trao Huy hiệu Bảo vệ người tiêu dùng cho những doanh nghiệp được bình chọn là doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ có giá thành hạ, chất lượng chuẩn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.