Hội nghị đã giới thiệu một số mô hình, dự án cụ thể trong đào tạo thực hành du lịch, mô hình đào tạo thực hành dựa trên năng lực, nhấn mạnh vào khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng,... giúp học viên được rèn luyện, đánh giá thông qua các dự án thực tế tại doanh nghiệp.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội bày tỏ lo lắng khi trong số 5/10 chỉ tiêu năm 2023 dự kiến không hoàn thành, có chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng ba năm qua không đạt kế hoạch, đó là chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
Nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam xác định đột phá chiến lược gồm: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, tập trung là chủ tịch công đoàn cơ sở có bản lĩnh, kỹ năng, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Phối hợp cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan, đơn vị, chú trọng chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.
Ðể nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao năng lực lãnh đạo và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa công bố mới đây cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều cải thiện cả về giá trị và tốc độ. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm qua.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia. Đây là một trong những Thông điệp của Chính phủ được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nêu rõ tại Ngày Chuyển đổi số Quốc gia được tổ chức sáng 10/10, tại Hà Nội.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, là tiền đề quan trọng để xây dựng các mô hình học tập.
Cả nước hiện có khoảng 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do đó, việc tạo điều kiện cũng như hành lang thực thi các cơ chế, chính sách trong hoạt động đào tạo nghề sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề.
14 giờ chiều 17-10, Báo Nhân Dân phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến mang chủ đề: “Giải pháp phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.