- Cho con đi học mà lo quá, hết bạo lực học đường giữa học sinh với nhau, bây giờ còn giữa giáo viên với học sinh nữa.
- Ðúng là một bộ phận nhỏ giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo đã ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của học sinh, giảm sút uy tín, hình ảnh người thầy, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tôi nói.
Mặc dù ngành giáo dục đã vào cuộc quyết liệt, tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo nhưng vẫn xảy ra những hiện tượng nêu trên. Nguyên nhân do một bộ phận nhỏ giáo viên thiếu phương pháp sư phạm, thiếu kinh nghiệm ứng xử trong môi trường sư phạm. Ở một số nơi, cán bộ quản lý các cấp còn buông lỏng, chưa chủ động nắm bắt thông tin để ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Theo các chuyên gia giáo dục, các nhà trường cần xây dựng quy tắc ứng xử của giáo viên, nhân viên trong khi thi hành nhiệm vụ, trong đó có chuẩn mực ứng xử với học sinh, không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của học sinh. Ðối với những học sinh hư, khó bảo ban, giáo viên cần trao đổi, phối hợp phụ huynh để cùng tìm ra những phương pháp giáo dục phù hợp. Các sở giáo dục và đào tạo cần tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm đạo đức, bạo hành thể chất, tinh thần học sinh. Ðồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm. Bên cạnh đó, cần chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.