Trong giai đoạn 2013-2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng trung bình 18,3%, trong đó, doanh thu từ thị trường phi nhân thọ tăng bình quân 11,6%; doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng trung bình 23,3%. Mức độ thâm nhập của bảo hiểm tăng trong giai đoạn 2013-2021 từ 0,65% đến 2,47% và giảm xuống 1,87% năm 2022. Đến nay, thị trường có khoảng 1 triệu đại lý bảo hiểm.
Về kênh phân phối, doanh thu khai thác của kênh bán hàng qua ngân hàng đã tăng từ 12%-25% trong giai đoạn 2018-2022. Những thách thức cơ bản của thị trường bảo hiểm bao gồm: thách thức chung từ nền kinh tế, hạn chế về nhận thức trong bảo hiểm, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng còn thiếu tính phù hợp, bán hàng chưa phù hợp, dịch vụ thấp, quản trị rủi ro yếu kém, quy định về kênh phân phối qua ngân hàng chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng với dự báo phát triển kinh tế khoảng 7% năm, có mức độ phát triển nhanh về hội nhập kinh tế và công nghệ 4.0. Thời gian qua, khung khổ pháp lý được hoàn thiện đã tăng cường tính minh bạch, tính chủ động trong lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm và trong quản lý ngành bảo hiểm.
Riêng về những thách thức chung của nền kinh tế, theo Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN (EU-ABC), cần phải đánh giá về môi trường pháp lý, sự dịch chuyển sang kinh tế carbon thấp; đầu tư xanh giảm rủi ro; bảo vệ người được bảo hiểm khi tiếp cận bảo hiểm qua công nghệ số…
Cần công khai bắt buộc về dữ liệu thực hiện môi trường, chính sách xã hội, quản trị (ESG) của các dự án cơ sở hạ tầng; các dự án đầu tư xanh giảm rủi ro thông qua tận dụng chuyên gia về tái bảo hiểm, bảo hiểm, các giải pháp quản lý rủi ro của các tổ chức này trong lập kế hoạch và quá trình đầu tư dự án xanh.
EU-ABC đề xuất các nhà quản lý ASEAN một hệ các giải pháp, trong đó đứng đầu là thúc đẩy quản lý giám sát nhằm hỗ trợ phát triển thị trường bảo hiểm bền vững. EU-ABC đề xuất giảm và tăng khuyến khích thuế để khiến cho bảo hiểm dễ tiếp cận hơn với người dân; cơ quan quản lý đưa ra các hướng dẫn về tuyển dụng đại lý để giải quyết các rủi ro phát sinh do giành giật đại lý.
Đối với chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, EU-ABC đề xuất hợp tác với các tổ chức cùng mục đích (như đơn vị phát hành trái phiếu, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức khác) về cách thức để hỗ trợ cho các cơ chế đầu tư; kết nối với các sở hữu vốn tại quốc gia để tìm hiểu việc huy động vốn từ khu vực tư nhân.
Đối với đầu tư xanh giảm rủi ro, cần công khai bắt buộc về dữ liệu thực hiện môi trường, chính sách xã hội, quản trị (ESG) của các dự án cơ sở hạ tầng; các dự án đầu tư xanh giảm rủi ro thông qua tận dụng chuyên gia về tái bảo hiểm, bảo hiểm, các giải pháp quản lý rủi ro của các tổ chức này trong lập kế hoạch và quá trình đầu tư dự án xanh.
Riêng về số hóa bảo hiểm, EU-ABC đề xuất có hướng dẫn có tính khu vực về bảo hiểm số và đưa ra các quy định tại mỗi nước có liên quan nhằm cải thiện khả năng tiếp cận bảo hiểm số của khách hàng và hỗ trợ sáng tạo của doanh nghiệp.
Đặc biệt, tổ chức này đã đề nghị cơ quan quản lý nghiên cứu dỡ bỏ các rào cản về phân phối bảo hiểm qua biên giới qua công nghệ số nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ được các khách hàng tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần tán thành điều khoản hợp đồng chung đối với di chuyển dữ liệu xuyên quốc gia (MCCs) và có cơ chế đối với chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới, có khung khổ chuẩn mực cụ thể phù hợp cho phép việc này.