Các nhà thiên văn xác định vũ trụ gần 14 tỷ năm tuổi

NDO -

Từ một ngọn núi cao ở sa mạc Atacama của Chile, với Kính viễn vọng vũ trụ Atacama (ACT) của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), các nhà thiên văn học đã có một cái nhìn mới mẻ về ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ. 

Bầu trời không gian qua kính viễn vọng vũ trụ. Ảnh: Pexels.
Bầu trời không gian qua kính viễn vọng vũ trụ. Ảnh: Pexels.

Ngoài một chút sai số về tính toán không thể đánh giá được, các quan sát của họ cho thấy vũ trụ có 13,77 tỷ năm tuổi, cộng hoặc trừ 40 triệu năm. Khám phá này tạo thêm một bước ngoặt mới cho cuộc tranh luận liên tục đang diễn ra trong cộng đồng vật lý thiên văn về tuổi của vũ trụ.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ Kính viễn vọng vũ trụ Atacama (ACT). Ước tính của ACT khớp với ước tính được cung cấp bởi mô hình tiêu chuẩn của vũ trụ cũng như các phép đo ánh sáng tương tự do vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu thực hiện.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 30-12-2020, trên Tạp chí Vũ trụ học và Vật lý hạt thiên văn.

Tác giả chính của bài báo là Steve Choi, Nghiên cứu viên sau tiến sĩ về Thiên văn học và Vật lý thiên văn của NSF tại Trung tâm Vật lý Thiên văn và khoa học hành tinh của Đại học Cornell.

Vào năm 2019, một nhóm nghiên cứu đo sự chuyển động của các thiên hà đã tính toán vũ trụ trẻ hơn hàng trăm triệu năm so với dự đoán của nhóm nhà vật lý lý thuyết Đức Planck. Quan điểm khác biệt đó làm dấy lên lo ngại rằng một trong các phép đo có thể không chính xác và cần có một mô hình tính toán mới cho vũ trụ.

Nhà nghiên cứu Simone Aiola, Trung tâm tính toán Vật lý thiên văn của Viện Flatiron và là tác giả đầu tiên của một trong hai bài báo cho biết: “Bây giờ chúng tôi đã đưa ra câu trả lời mà cả nhà vật lý Planck và ACT đồng ý. Nó nói lên thực tế rằng những phép đo khó này là đáng tin cậy".