Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bênh viện. Ảnh: Reuters.

Các biến thể của virus SARS-CoV-2 tăng nhanh, Pháp nâng thời gian cách ly bệnh nhân

Ngày 18-2, do các biến thể của virus SARS-CoV-2 từ Anh và các biến thể khác tăng nhanh, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran thông báo sẽ kéo dài thời gian cách ly từ bảy ngày lên 10 ngày đối với các trường hợp nhiễm Covid-19 kể từ thứ hai (22-2), còn những trường hợp tiếp xúc với người bệnh bị cách ly bảy ngày.

Hình ảnh phần tử virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 qua kính hiển vi điện tử do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cung cấp.

Các nhà khoa học lo lắng tái nhiễm Covid-19 từ các biến thể mới

Các nghiên cứu mới đưa ra bằng chứng cho thấy người đã mắc Covid-19 không có nghĩa là cơ thể được bảo vệ để không bị nhiễm lại một số biến thể mới. Người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm lần thứ hai với các phiên bản ban đầu của virus SARS-CoV-2 nếu lần nhiễm bệnh đầu tiên họ có kháng thể yếu.

Lọ vaccine phía trước logo AstraZeneca. Ảnh: Reuters.

Vaccine AstraZeneca kém hiệu quả hơn khi gặp biến thể Nam Phi

Ngày 6-2, nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca của Anh cho biết, dựa trên dữ liệu ban đầu từ một cuộc thử nghiệm, vaccine ngừa Covid-19 do họ cùng Đại học Oxford phát triển dường như chỉ cung cấp khả năng bảo vệ hạn chế đối với bệnh nhẹ do biến thể virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi gây ra.

Toàn bộ quy trình giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 của Iceland là một ngày rưỡi.

Iceland – quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ giải trình tự gen Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 15-1 kêu gọi tất cả các quốc gia tăng cường giải trình tự bộ gen Covid-19 để giúp chống lại các biến thể mới xuất hiện. Iceland là quốc gia châu Âu đã dẫn đầu thế giới về tốc độ giải trình tự gen chỉ với một ngày rưỡi cho toàn bộ quy trình này.

Nghiên cứu mới giải tỏa lo lắng chủng đột biến của virus SARS-CoV-2 có thể vô hiệu hóa các vaccine Covid-19 đang phát triển.

Virus SARS-CoV-2 đột biến nhạy cảm hơn với vaccine

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science xác nhận, virus SARS-CoV-2 đã đột biến để lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, nhưng đột biến này cũng khiến virus nhạy cảm hơn với vaccine. Có nghĩa là, sự đột biến của virus sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19 đang được phát triển.

Đan Mạch đã tiêu hủy 17 triệu con chồn vì phát hiện đột biến virus SARS-CoV-2.

Lo ngại về chủng đột biến Covid-19 lây từ chồn sang người

Ngày 7-11, Anh cấm du khách đến từ Đan Mạch khi một đột biến Covid-19 lây lan từ chồn sang người được tìm thấy ở nước này. Nhiều người lo ngại chủng đột biến có thể cản trở  hiệu quả của vaccine Covid-19, nhưng bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO cho biết còn quá sớm để đưa ra kết luận.