Từ quần áo, mỹ phẩm cho đến đồ gia dụng, thực phẩm tôi đều mua theo hình thức này. Ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm thời gian”. Anh Trần Trung, huyện Hoài Đức chia sẻ: “Sau đại dịch Covid-19, hiện tôi vẫn giữ thói quen đặt mua trực tuyến hầu hết hàng hóa phục vụ nhu cầu hằng ngày”.
Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng của người tiêu dùng, thế nhưng, bên cạnh nhiều tiện ích đã xuất hiện nhiều vấn đề về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. Chị Thu Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, chị vừa mua một đôi giày trên sàn giao dịch điện tử. Hình ảnh quảng cáo trên mạng rất đẹp về mầu sắc, kiểu dáng mà giá thì chỉ bằng 50% so với giá một số hãng khác, chính vì vậy, chị Trang quyết định mua.
Thế nhưng, khi hàng giao đến nhà, mở ra xem, chị hoàn toàn thất vọng bởi sản phẩm khác hẳn kiểu dáng, mầu sắc được quảng cáo. Rất nhanh sau đó, chị Trang đã gọi lại số điện thoại phía bên bán để mong được đổi lại sản phẩm, nhưng số điện thoại đó đã không liên lạc được. Biết là mua phải hàng nhái song chị Trang đành chấp nhận và coi như bài học khi mua hàng trực tuyến. Hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh trực tuyến để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng đang xảy ra và ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương.
Hình thức để lừa đảo cũng ngày càng tinh vi hơn. Nhiều đối tượng khi bán hàng trực tuyến thường giao hàng với số lượng nhỏ lẻ; bán hàng qua khâu trung gian; hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, thậm chí yêu cầu khách đặt cọc, yêu cầu khách thanh toán với số tiền lớn, rồi sau đó mới chuyển hàng, đến lúc nhận hàng thì xấu hay tốt khách tự chịu. Chưa nói đến chuyện không đăng ký kinh doanh, nhiều nơi bán hàng không đăng tải địa chỉ rõ ràng, không nguồn gốc xuất xứ, không an toàn vệ sinh thực phẩm…
Trong khi đó, về phần các “thượng đế” khi đi chợ online vẫn thường có tâm lý thích đồ rẻ. Lợi dụng điều này, người bán không ngại tung ra các chiêu trò giảm giá kèm khuyến mãi.
Thông tin từ Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, người tiêu dùng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến, như: Chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%).
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, do pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, thiếu đồng bộ và chưa theo kịp với tình hình thực tiễn với sự phát triển của TMĐT như hiện nay.
Cùng với đó, những thủ tục khiếu nại, khởi kiện đơn vị bán hàng kém chất lượng còn rườm rà cho nên hầu hết người tiêu dùng đành bỏ qua. Khi mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng trên mạng, đại đa số người tiêu dùng đều xử lý bằng cách không tiếp tục mua hàng nữa thay vì báo với cơ quan chức năng. Chưa kể, phần lớn các khách hàng mua sắm online hầu như không chú ý việc lấy hóa đơn, sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến đa dạng. Điều này, càng gây khó khăn cho việc quản lý, xử lý của các cơ quan chức năng...
Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng”, các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn hỗ trợ, giải đáp cho người tiêu dùng về Luật Bảo vệ người tiêu dùng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra (nhất là kinh doanh trên môi trường mạng), hướng dẫn nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng, giải đáp kịp thời, chính xác các thắc mắc, hỏi đáp về quyền của người tiêu dùng. Bà Trần Thị Phương Lan Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội |