Ngày 15/11, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những nhận định về tình hình thời tiết từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025.
Cơ quan thời tiết quốc gia Tây Ban Nha đã hạ cấp cảnh báo thời tiết xấu sau khi cơn bão mạnh tấn công tỉnh Malaga ở phía nam và Valencia ở phía đông vào hôm nay không gây hậu quả nghiêm trọng.
Dự báo, từ ngày 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài ra, hoạt động của không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ yếu hơn; các tỉnh miền trung thời kỳ này tiếp tục xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng.
Chia sẻ với báo chí chiều 10/11, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) cho biết, khu vực phía Đông của Philippines đang có tới hai cơn bão và một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela, 300 tấn hàng viện trợ gồm vật liệu xây dựng, vật dụng sơ cứu và nhu yếu phẩm nhằm hỗ trợ Cuba giảm thiểu tác động thời tiết cực đoan tới đảo quốc này.
Dự báo, trong tháng 11, ở khu vực Bắc Bộ không khí lạnh tiếp tục gia tăng về tần suất và cường độ. Đặc biệt trong thời kỳ 10 ngày đầu tháng, khả năng có một đợt không khí lạnh gây ra đợt rét đầu tiên trong năm 2024.
Tại Philippines, ngày 25/10, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nỗ lực để tiếp cận những khu vực ngập lụt, hỗ trợ người dân mắc kẹt sau khi bão TRAMI quét qua đảo Luzon của nước này, đã khiến ít nhất 81 người thiệt mạng. Theo thống kê chính thức đến cuối ngày 24/10, hơn 2,6 triệu người bị ảnh hưởng, khoảng 320.000 người phải sơ tán do mưa lũ.
Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam, các cơn bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7-8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2-3 cơn bão tồn tại, thậm chí nhiều hơn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 7930 /CĐ-BNN-ĐĐ, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; các bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (21/10), ở khu vực phía đông Philippines xuất hiện một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Dự báo, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12 đến tháng 1/2025 tại khu vực Bắc Bộ gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.
Dự báo, từ ngày 11/10 đến 10/11, không khí lạnh tiếp tục có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ. Ngoài ra, ở khu vực Trung Bộ đề phòng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng. Cảnh báo, mưa dông trên phạm vi cả nước có thể kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ngày 1/10, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) quyết định đóng cửa các trường học và sơ tán hàng nghìn người dân ở khu vực phía nam hòn đảo trước khi siêu bão Krathon đổ bộ và được cảnh báo có thể gây thiệt hại khủng khiếp.
Ảnh hưởng của mưa, bão, lũ vừa qua ở các địa phương vùng miền núi phía bắc khiến nhiều hộ dân bị sạt lở vùi lấp nhà cửa và có nguy cơ sạt lở chưa thể về nhà. Hiện nay, nhiều hộ dân ở các địa phương đang rất cần nơi ở mới, vì vậy việc sắp xếp, bố trí tái định cư cho nhân dân vùng sạt, nguy cơ sạt lở đang trở nên cấp thiết nhằm ổn định cuộc sống.
Dự báo, từ nay đến ngày 20/10, trên phạm vi toàn quốc sẽ có nhiều ngày mưa, mưa rào và dông, có ngày mưa vừa, mưa to; riêng khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện một số đợt mưa lớn diện rộng.
Hàng triệu trái tim cả nước đang hướng về đồng bào phía bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai từ bão số 3 gây ra và những ngày qua, đông đảo các tầng lớp nhân dân ở miền Tây Nam Bộ cùng hướng về đồng bào miền bắc ruột thịt với tất cả sự thấu cảm, sẻ chia bằng những việc làm thiết thực đầy tình “tương thân tương ái”.
Những mất mát cả người và tài sản do bão số 3 gây ra đối với người dân miền bắc trong thời gian qua thật sự là nỗi ám ảnh khó nguôi ngoai đối với tất cả mọi người. Cùng tâm trạng xót xa ấy, các nghệ sĩ trẻ quyết định tham gia một chương trình âm nhạc “We Love Vietnam” (Chúng tôi yêu Việt Nam) để gây quỹ ủng hộ đồng bào miền bắc gặp thiên tai, bão, lũ. Chương trình diễn ra vào ngày 22/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ.
Với địa hình thấp trũng, lại nằm sát bờ sông Hồng đang có lũ dâng cao, vì thế dù mưa bão đã ngớt, nhưng hiện nay người dân tại một số thôn thuộc xã Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) vẫn trong tình cảnh bị ngập úng cục bộ, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7. Đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu bão.
Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Hồi 13 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới vào quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam với gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây sau chuyển hướng Tây Tây Nam, có khả năng mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão, từ trưa 18 đến đêm 19/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm, cục bộ có nơi hơn 400mm.