Bắc Ninh tăng cường kiểm tra việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp

Bước vào năm 2019, Ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế tiêu cực, giảm sai phạm của tổ chức đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Mô hình điểm vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành (Long An). Ảnh: ĐĂNG KHOA
Mô hình điểm vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành (Long An). Ảnh: ĐĂNG KHOA

Từ đầu năm đến nay, UBKT các cấp đã giúp cấp ủy kiểm tra 150 tổ chức đảng và 785 đảng viên; giám sát đối với 152 tổ chức đảng, 345 đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Giải quyết đơn thư tố cáo một tổ chức đảng và 6 đảng viên, tham mưu giúp cấp ủy và thi hành kỷ luật đối với tám tổ chức đảng và 147 đảng viên.

Hiện nay, các cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp trong Đảng bộ tỉnh hướng mạnh vào trọng tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp; nâng cao trách nhiệm, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại; nắm tình hình địa bàn, nhất là những nơi có vấn đề phức tạp, bức xúc nổi cộm, kịp thời phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm… góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn. Các cấp ủy coi trọng phát huy vai trò trách nhiệm của UBKT, người đứng đầu UBKT, của cán bộ kiểm tra trong tham mưu giúp cấp ủy giải quyết và thực hiện giải quyết tố cáo của UBKT; từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong Đảng ở Đảng bộ tỉnh; bổ sung các giải pháp thực hiện công tác giải quyết tố cáo trong Đảng; phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể để làm tốt việc xác minh nhân sự nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp.

* Chương trình đột phá về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp được tỉnh Long An tập trung thực hiện, qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp Hội Nông dân cùng với ngành nông nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao; tăng cường tổ chức các hội thảo tổng kết, đánh giá mô hình. Đồng thời tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến khích nông dân sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Đến nay, toàn tỉnh có hơn 13.300 ha lúa, gần 1.500 ha rau và 900 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; có 16 hợp tác xã và 34 tổ hợp tác trong vùng đề án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Long An chọn xây dựng 13 mô hình điểm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình gồm: Hai mô hình trồng thanh long ở huyện Châu Thành, bảy mô hình trồng rau thuộc huyện Cần Đước và Cần Giuộc, hai mô hình chăn nuôi bò tại huyện Đức Hòa và hai mô hình trồng lúa ở huyện Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng.

Tỉnh Long An khuyến khích, hỗ trợ nông dân lắp đặt hệ thống tưới thông minh, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt cho các loại cây trồng; đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; sử dụng các loại phân hữu cơ và chế phẩm sinh học vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm. Hội Nông dân các cấp khuyến khích xây dựng các mô hình sử dụng giống chất lượng cao, chuyển từ chăn nuôi nhỏ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi hộ nhưng theo hình thức bán công nghiệp.