Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (20/11), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 9), vùng biển phía tây của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4m; biển động.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Ngày 15/11, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những nhận định về tình hình thời tiết từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (14/11), bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía bắc của khu vực bắc Biển Đông.
Chiều tối nay (12/11), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 7) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực ven biển Bình Định-Phú Yên. Ngoài ra, bão số 8 tiếp tục duy trì cường độ mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, trên vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Ngoài ra, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to hơn 150mm.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7), ngày 12/11, vùng biển Thừa Thiên Huế đến Phú Yên (bao gồm huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9, sóng biển cao 2-3m; biển động.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (11/11), sau khi di chuyển vào vùng biển phía tây khu vực quần đảo Hoàng Sa, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo, từ ngày 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài ra, hoạt động của không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ yếu hơn; các tỉnh miền trung thời kỳ này tiếp tục xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm nay (11/11), bão số 7 sẽ vào vùng biển Quảng Nam-Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6, giật cấp 8. Bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 15-20km/giờ, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo, trong tháng 11, ở khu vực Bắc Bộ không khí lạnh tiếp tục gia tăng về tần suất và cường độ. Đặc biệt trong thời kỳ 10 ngày đầu tháng, khả năng có một đợt không khí lạnh gây ra đợt rét đầu tiên trong năm 2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (28/10), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển Quảng Nam-Đà Nẵng. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 6.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (22/10), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là TRAMI. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 7930 /CĐ-BNN-ĐĐ, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; các bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (21/10), ở khu vực phía đông Philippines xuất hiện một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Dự báo, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12 đến tháng 1/2025 tại khu vực Bắc Bộ gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.
Dự báo, từ ngày 11/10 đến 10/11, không khí lạnh tiếp tục có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ. Ngoài ra, ở khu vực Trung Bộ đề phòng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng. Cảnh báo, mưa dông trên phạm vi cả nước có thể kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo, từ nay đến ngày 20/10, trên phạm vi toàn quốc sẽ có nhiều ngày mưa, mưa rào và dông, có ngày mưa vừa, mưa to; riêng khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện một số đợt mưa lớn diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (19/9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 4.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Tại Đà Nẵng, sau trận mưa lớn kéo dài do áp thấp nhiệt đới trong ngày 18/9, làng rau La Hường - vùng chuyên canh rau sạch lớn nhất thành phố nằm cạnh sông Cẩm Lệ, đã ngập nặng, gây thiệt hại rau màu của nông dân. Để hạn chế thiệt hại, nhiều nông dân làng rau La Hường đã ra vườn thu dọn đồ đạc, vớt vát những gì còn lại.
Ngày 19/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo gửi Công điện tới các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ. Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.
Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, các lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm an toàn cho người dân và tàu thuyền.
Dự báo, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.