Sao chổi C/2023 A3, hay còn gọi là Tsuchinshan-ATLAS, là một sao chổi chu kỳ dài, được phát hiện vào tháng 1-2023 bởi Đài thiên văn Tử Kim Sơn (Trung Quốc), sau đó được phát hiện độc lập bởi hệ thống ATLAS (Nam Phi). Theo tính toán, sao chổi C/2023 A3 di chuyển quanh Mặt trời theo chu kỳ khoảng 80.660 năm. Trong ảnh, sao chổi A3 được quan sát từ Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc tối 19/10. (Ảnh: Xinhua) |
Hiện tượng thiên văn này xuất hiện khoảng mỗi 80.000 năm một lần, có nghĩa là lần gần nhất sao chổi này có thể nhìn thấy từ Trái Đất là khi người Neanderthals còn tồn tại. Trong ảnh, sao chổi A3 được quan sát đang bay qua bầu trời đêm Bắc Kinh (Trung Quốc). (Ảnh: Xinhua) |
Theo các nhà khoa học, sao chổi này quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục đặc biệt và phải mất thêm 61.751 năm nữa con người trên Trái đất mới có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. (Ảnh: Xinhua) |
Ảnh sao chổi A3 được chụp lại khi bay qua bầu trời thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đêm 19/10. (Ảnh: Xinhua) |
Trước đó, người dân tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới cũng đã được chứng kiến hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Trong ảnh là cảnh sao chổi thế kỷ bay qua bầu trời Bắc Macedonia vào ngày 14/10 vừa qua. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi bay qua bầu trời đêm Bắc Macedonia để lại vệt sáng diễm lệ. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi Tsuchinshan-ATLAS, C/2023, với quỹ đạo 80.000 năm bay qua bầu trời đêm California (Mỹ) ngày 12/10. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi bay qua bầu trời đêm Bắc Macedonia để lại vệt sáng diễm lệ. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi xuất hiện ngay khi hoàng hôn tại Bắc Macedonia chiều 13/10. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi A3 xuất hiện trên bầu trời Ronda, Tây Ban Nha, ngày 13/10 (Ảnh: Reuters). |
[Sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) có thể nhìn thấy ngay sau khi mặt trời lặn ở bầu trời phía tây Nam Carolina, ngày 12/10. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) trên đảo Tybee, Georgia, ngày 13/10. (Ảnh: Reuters) |
Sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) trên đảo Tybee, Georgia, ngày 13/10. (Ảnh: Reuters) |