[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp

NDO - Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) là một trong những đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được trang bị loại xe tăng T-54/55 cải tiến. Cùng tìm hiểu dàn "cua thép" này đã được nâng cấp công nghệ gì giúp mang lại năng lực chiến đấu vượt trội so với xe nguyên bản.
[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 1

Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) là một trong những đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được trang bị loại xe tăng T-54B cải tiến. Loại xe tăng vốn ra đời cách đây gần 70 năm trước đã và vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng Tăng-thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 2

Những bản phác thảo đầu tiên của xe tăng T-54 đã ra đời trong giai đoạn cuối của Thế chiến II. Với học thuyết về sử dụng xe tăng của Liên Xô, cũng như các kinh nghiệm quý báu thu được trong Chiến tranh Vệ quốc, xe tăng T-54 được thiết kế để thay thế vai trò của chiếc tăng huyền thoại T-34. Kể từ khi nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo vào năm 1946, T-54 và bản nâng cấp T-55 trở thành loại xe tăng được chế tạo nhiều nhất trong lịch sử với ít nhất 100.000 chiếc đã xuất xưởng.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 3

Một chiếc xe tăng T-54B cải tiến của Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) đang hành tiến trên thao trường.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 4

Về đặc điểm nhận dạng, cả T-54B và T-55 đều có vẻ ngoài rất giống nhau khi dùng chung thiết kế với pháo chính D-10T cỡ nòng 100mm có bọng hút khói ở gần đầu nòng pháo, 5 cặp bánh tì chịu lực, kíp lái đều có 4 người bao gồm: Trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn viên (pháo 2), cũng như đều dùng đại liên 12.7mm DShK cho nhiệm vụ phòng không.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 5

Ngoài những chiếc T-54 còn có xe chiến đấu bộ binh lội nước bọc thép BMP-1 của Lữ đoàn Xe tăng 409. Xe được thiết kế để giúp binh sĩ núp bên trong lớp thép dày và bắn đối phương qua 9 lỗ châu mai trên thân xe. Tháp xe được trang bị một súng chính 73 mm nòng trơn, 1 súng máy 7,62mm đồng trục và 1 bệ phóng tên lửa chống tăng AT-3 Sagger ngay phía trên súng chính. Xe chạy bằng động cơ diesel 6 silander và bánh xích. Kíp xe gồm 3 người (xa trưởng, lái xe và xạ thủ). Xe có thể mang tới 8 chiến sĩ bộ binh với vũ khí cá nhân (thường là AK và PKM) bên trong.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 6

Những chú “cua thép” T-54/55 thể hiện sức mạnh và độ cơ động trên thao trường với những địa hình khó và phức tạp.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 7
Xe tăng T-54 sau cải tiến không những có thể tác xạ chính xác hơn với các thiết bị ngắm bắn và chỉ thị mục tiêu mới mà còn mang theo cơ số đạn lớn hơn.
[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 8

Vũ khí chính của xe tăng T-54B cải tiến vẫn là khẩu D10T cỡ nòng 100m tuy nhiên cơ số đạn tăng thêm 4 viên, nâng tổng cơ số đạn xe mang theo lên 38 viên. Xe tăng có thể khai hỏa với tốc độ tối đa lên tới 7 phát/phút. Ngoài ra, các kỹ sư Việt Nam cũng trang bị một lớp cách nhiệt cho khẩu pháo chính nhằm bảo vệ pháo khi bắn liên tục.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 9

So với xe nguyên bản, các bản nâng cấp có hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại hơn do sử dụng công nghệ số. Hệ thống trinh sát và phát hiện mục tiêu hiện đại cũng được tích hợp vào xe giúp tổ lái có khả năng nắm bắt tình huống chiến trường tăng lên rõ rệt. Các thiết bị liên lạc cũng giúp xe sau cải tiến dễ dàng phối hợp chiến đấu với phương tiện khác.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 10

Để bắt kịp với xu thế phát triển của công nghệ quốc phòng hiện đại, T-54/55 hiện nay cũng được tích hợp lớp giáp phản ứng nổ giúp tăng cường khả năng sống sót trước sự tấn công từ vũ khí chống tăng và xe tăng địch. Hình dáng bo tròn đặc trưng của tháp pháo T-54/55 truyền thống đã biến mất, thay vào đó những chiếc tăng T-54/55 đã mang hình hài mới, hiện đại hơn.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 11

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ quân sự thế giới, Xe tăng T-54 dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng đã dần trở nên lạc hậu. Để dàn "cua thép" này có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả trong thế kỷ 21, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng cấp loại xe tăng T-54. Trong ảnh, mặt tháp pháo của xe tăng T-54 cải tiến với tấm giáp phản ứng nổ tăng cường.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 12

Cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn Xe tăng 409 đã nhanh chóng làm chủ loại khí tài này và tham gia nhiều đợt diễn tập.

[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 13
Hệ thống liên lạc của xe và khả năng tương tác giữa các thành viên tổ lái cũng được cải thiện đáng kể.
[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 14
Cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn Xe tăng 409 đã nhanh chóng làm chủ loại khí tài này và tham gia nhiều đợt diễn tập.
[Ảnh] Cận cảnh dàn xe tăng T-54/55 cải tiến của lực lượng Tăng-thiết giáp ảnh 15

Dưới sự điều khiển của các chiến sĩ Việt Nam, cỗ chiến xa này đã lập vô số chiến công góp công không nhỏ trong các cuộc kháng chiến thống nhất và bảo vệ đất nước. Dàn xe tăng T-54/55 cải tiến hiện nay cũng chính là niềm tự hào của Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1).

back to top