Một tài khoản Twitter đã chia sẻ hình ảnh ba người phụ nữ choàng khăn burqa bị xích chân và bày tỏ thương cảm cho phụ nữ và trẻ em.
Một số tài khoản trên Facebook và Instagram cho rằng bức ảnh này mới được chụp và so sánh nó với hình ảnh ba phụ nữ mặc váy ngắn được chụp vào năm 1960.
Kiểm chứng thông tin
• Ảnh gốc xuất hiện lần đầu trên internet vào năm 2006, thông qua một trang blog. Website về nhiếp ảnh cung cấp tên tác giả của bức ảnh là Murat Düzyol.
Ông Murat Düzyol chia sẻ với Reuters rằng, ông đã chụp bức ảnh này vào năm 2003. Sau đó, bức ảnh gốc (không có hình ảnh sợi dây xích) tiếp tục xuất hiện trên các blog vào năm 2011 và 2014.
• Có nhiều dấu hiệu cho thấy hình ảnh đoạn dây xích đã được ghép vào ảnh gốc.
Bóng của ba người phụ nữ trong ảnh gốc mỏng và có góc cạnh, chi tiết này cho thấy bức ảnh có thể được chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Trong khi đó, bóng của đoạn dây xích giữa ba người phụ nữ và người đàn ông không đổ dài, cũng không cùng kiểu với những hình ảnh bóng đổ khác trong bức ảnh.
Ngoài ra, kích thước và hướng của sợi dây xích không phù hợp với chiều sâu của bức ảnh.
• Bức ảnh bị ghép thêm hình ảnh sợi dây xích xuất hiện trên internet sau khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngay sau đó đã bày tỏ quan ngại về tương lai của phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan.
• Bức ảnh ba người phụ nữ mặc váy đi trên phố không được chụp vào năm 1960 như tài khoản trên mạng xã hội chia sẻ. Nhiếp ảnh gia Laurence Brun đã chụp bức ảnh này tại thủ đô Kabul vào năm 1972.
Khẳng định
Bức ảnh ba phụ nữ choàng khăn burqa bị xích chân không phải là ảnh gốc. Đoạn dây xích đã được ghép vào sau khi ảnh gốc được công bố và chia sẻ trên internet. Tác giả của bức ảnh gốc xác nhận với Reuters, ông đã chụp nó từ năm 2003.