Ai là người lấy thân mình chèn pháo?
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Vĩnh Diện, sinh năm 1924, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để giữ bí mật chiến lược, các đơn vị cao xạ đều phải vận chuyển hai loại lựu pháo 105mm và cao xạ 37mm (lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường) vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15/1/1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở Km63 đường 42. Từ trưa ngày 16/1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24/1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Tuy nhiên, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến. Các đơn vị pháo binh nhận lệnh phối hợp các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra.
Ngày 1/2/1954, đơn vị của Tô Vĩnh Diện trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng pháo thủ Nguyễn Văn Chi phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo.
Quân Pháp bất ngờ bắn pháo từ Mường Thanh lên, buộc đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đúng lúc dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi, cả trăm bộ đội vẫn không đủ sức níu lại, khẩu pháo dần tuột xuống dốc.
Pháo thủ Nguyễn Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu.
Tô Vĩnh Diện lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang ghì người vào càng pháo phía ngoài, lấy một chân đạp vào một gốc cây, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi.
Tuy cản được pháo lăn xuống vực nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương và hy sinh.
Tháng 8/1955, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm