3,5 triệu lượt thí sinh dự thi IELTS trong năm 2018

NDO -

NDĐT - Xu thế toàn cầu hóa giáo dục đại học cùng sự dịch chuyển ngày càng tăng của lực lượng lao động quốc tế đã tiếp tục là yếu tố thúc đẩy nhu cầu cao đối với kỳ thi IELTS - bài kiểm tra năng lực sử dụng tiếng Anh hàng đầu thế giới cho mục đích di cư quốc tế và giáo dục đại học hiện nay. Kỳ thi IELTS hiện đã đạt mốc 3,5 triệu lượt thi trong năm 2018.

3,5 triệu lượt thí sinh dự thi IELTS trong năm 2018

Đóng vai trò hàng đầu trong giáo dục đại học quốc tế, IELTS được công nhận rộng rãi như một yêu cầu xét tuyển nhập học vào các trường đại học, cao đẳng tại các nước sử dụng tiếng Anh trên khắp thế giới, bao gồm 100% các trường đại học tại Australia và Vương quốc Anh, hơn 3.400 tổ chức, học viện tại Mỹ cũng như hàng trăm cơ sở giáo dục tại nhiều quốc gia khác. Đây cũng là chứng chỉ được sử dụng rộng rãi nhất cho mục đích xin thị thực và cấp quyền công dân tại Australia, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh.

Lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1989, IELTS đã từng bước khẳng định được danh tiếng trên toàn thế giới dựa trên sự kết hợp tổng hòa của tính bảo mật và uy tín của bài kiểm tra, được đúc kết từ các nghiên cứu sâu rộng, bảo đảm việc đáp ứng nhu cầu của người dùng trên nhiều lĩnh vực bao gồm các tổ chức giáo dục đại học, cơ quan chính phủ, cơ quan quản lý y tế và các nhà tuyển dụng.

Chứng chỉ IELTS không chỉ đơn thuần phản ánh kiến thức về tiếng Anh, mà còn là khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những bối cảnh thực tế, cách vận dụng các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để thành công trong môi trường giáo dục đại học, môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như trong bối cảnh của cuộc sống hàng ngày tại các quốc gia nói tiếng Anh.

Một yếu tố then chốt nữa đó là tính khả dụng của kỳ thi này với hơn 1.200 địa điểm tổ chức thi trên khắp thế giới, tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự thuận tiện của kỳ thi mới đây càng được củng cố thông qua việc giới thiệu hình thức thi IELTS trên máy tính trên toàn cầu.

Giám đốc IELTS toàn cầu, Hội đồng Anh James Shipton, cho biết: "3,5 triệu lượt thi trong năm vừa rồi là minh chứng rõ ràng cho giá trị và niềm tin ngày càng được củng cố dành cho kì thi IELTS đến từ các đối tác và thí sinh tham dự kỳ thi trên toàn thế giới. IELTS tiếp tục đóng vai trò như một cánh cửa quan trọng giúp mở ra nhiều cơ hội và giúp mọi người trên thế giới thực hiện giấc mơ của mình. Đằng sau những con số này chính là những câu chuyện truyền cảm hứng từ những thí sinh được nhập học vào ngôi trường đại học mà mình mơ ước, những người đã thành công khi bắt đầu sự nghiệp mới hay khi bắt đầu một cuộc sống mới tại quốc gia mà họ mơ ước".

IELTS là hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế, bài kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất thế giới cho giáo dục đại học và di cư toàn cầu. Hơn 10.000 tổ chức tin tưởng và chấp nhận IELTS như một chỉ số an toàn, hợp lệ và đáng tin cậy về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho mục đích giáo dục, nhập cư và chứng nhận chuyên môn. IELTS được đồng sở hữu bởi Hội đồng Anh, IDP: IELTS Australia and Cambridge Assessment English.

Thí sinh được đánh giá kỹ năng nghe, đọc, nói và viết. Tất cả các kỹ năng đều được đánh giá theo thang điểm 1 (thấp nhất) tới 9 (cao nhất).

IELTS có hai loại hình thi, phục vụ các mục đích học thuật và phi học thuật. IELTS Học thuật đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ cho mục đích học tập và môi trường học thuật. Các đề bài và câu hỏi được thiết kế phù hợp cho mọi đối tượng, không phân biệt chuyên nghành hay lĩnh vực cụ thể nào. IELTS Tổng quát đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ trong bối cảnh thực tế hằng ngày. Các đề bài và câu hỏi phản ánh tình huống và ngữ cảnh của môi trường làm việc cũng như các tình huống hàng ngày. IELTS Tổng quát phù hợp cho mục đính di cư tới các quốc gia như Úc, Canada, New Zealand, Anh và Ireland.

Các tổ chức và hiệp hội chính phủ chấp nhận chứng chỉ IELTS bao gồm: Bộ Công dân và Di trú Canada (CIC); Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới Australia; Cơ quan Nhập cư và Thị thực Vương quốc Anh; Ủy ban về Sinh viên tốt nghiệp của các trường Ngoại ngữ và Hội đồng Quốc gia các Ban Điều dưỡng, Mỹ; Quỹ Tiền tệ Quốc tế.