Chế biến cà rốt xuất khẩu tại Công ty cổ phần AMEII Việt Nam. tỉnh Hải Dương. (Ảnh ĐỨC KHÁNH)

Nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 57-58 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, mỗi khu vực thị trường, thậm chí mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch động, thực vật (SPS). Do đó, nâng cao năng lực tuân thủ quy định sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản thuận đường xuất khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo hoặc hạn chế nhập khẩu.
Cơ giới hóa sản xuất góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Việt Nam. (Ảnh: MINH HÀ)

Gạo Việt Nam trước cơ hội làm chủ thị trường

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,5 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao. Đây là cơ hội lớn để ngành lúa gạo chuyển mình, vươn lên nắm giữ vai trò chi phối thị trường thế giới cả về sản lượng, chất lượng và giá trị.
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty TNHH Hồng Đức (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông). (Ảnh LÊ DUNG)

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Đây là thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu hàng hóa.