Có đến hơn 5.000 người đã hiến tiểu cầu trong năm 2023 từ 10 lần trở lên.

Những “giọt máu vàng” giúp kéo dài sự sống cho nhiều người bệnh

“Nếu người nổi tím mà không lên viện truyền tiểu cầu, sẽ lả đi lúc nào không biết”, “mỗi lần điều trị hóa chất, tiểu cầu tụt hết phải truyền tới 15-20 ngày”… là tâm sự đau đớn của không ít người bệnh về máu cần tiểu cầu. Thấu hiểu nỗi đau đó, những năm qua, cộng đồng hiến tiểu cầu đã luôn miệt mài hiến "giọt máu vàng", coi hiến tiểu cầu là “thói quen” giúp kéo dài sự sống cho nhiều người bệnh.
Diệu Thuần và một bé gái nhận được bộ tóc mới.

Người phụ nữ viết tiếp giấc mơ cho trẻ ung thư

36 tuổi, Hoàng Thị Diệu Thuần vẫn ngày ngày miệt mài các hoạt động tạo sinh kế cho người bệnh, gia đình người bệnh để gia tăng thêm nguồn kinh phí làm đầy quỹ hỗ trợ “Mạng lưới Vì trẻ em ung thư”. Cô gái nhỏ bé, vốn từng mang trong mình trọng bệnh ung thư máu từ 15 năm trước đã có một sức mạnh phi thường để vượt qua được sự bi quan, trở thành một “Cô Mèo” thân thương với hàng trăm bệnh nhi mắc bệnh về máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Giới thiệu nhiều thành tựu nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực huyết học - truyền máu

Việt Nam đã ứng dụng các tiến bộ của thế giới về thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư máu;  thực hiện thành công khảo sát dịch tễ về tan máu bẩm sinh trên toàn quốc, bảo đảm đủ nguồn người hiến máu an toàn trong đại dịch là những thành tựu của ngành huyết học - truyền máu trong thời gian qua.