Để tạo điều kiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo, nhất là những đơn thư khiếu nại kéo dài, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê lại các vướng mắc, bất cập, phân loại thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Trước những hạn chế trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ, Thanh tra Chính phủ sẽ cùng với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, không thể tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng này.
Ngày 11/5, Đoàn công tác thành viên Chính phủ do đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Tuyên Quang về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu; công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 10/5, đoàn công tác thành viên Chính phủ do đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu; công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ tư, nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng những giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được nêu, cũng như những lời hứa của các Bộ trưởng, trưởng ngành sau chất vấn sẽ được thực hiện rốt ráo, qua đó tạo chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực vừa được chất vấn.
Trước tình trạng kết luận thanh tra còn chưa bảo đảm rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thanh tra thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cán bộ.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất, quy mô lớn, qua đó phát hiện nhiều vụ việc sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, từ đó kiến nghị xử lý và chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Sáng 25/10, báo cáo tiếp thu, giải trình, làm rõ một số nội dung được các đại biểu Quốc hội nêu liên quan dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, đa số các đại biểu tán thành việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra theo 3 cấp hành chính như hiện nay trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm ngay từ cơ sở.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã khôi phục, bảo đảm quyền lợi cho 61 tổ chức, 702 cá nhân; đồng thời, chuyển cơ quan điều tra xử lý 32 vụ, 35 đối tượng.
Trên cơ sở nhận thức rõ thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra của các ngành dày đặc, gây bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm tra, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đã bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra, kiểm toán.