Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”

NDO -

Đúng 14 giờ chiều 10-7, Nhân Dân điện tử tổ chức Tọa đàm trực tuyến Đưa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống với chủ đề “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”

 16:45

 Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh, Vụ trưởng, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử phát biểu kết thúc Tọa đàm.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Kính thưa quý vị đại biểu, khách mời,

Thưa quý vị bạn đọc của Nhân Dân điện tử,

Sau gần ba giờ đồng hồ với thái độ nghiêm túc, trao đổi thẳng thắn, tâm huyết giữa các cơ quan thẩm quyền, địa phương và doanh nghiệp, trước hết chúng ta có thể khẳng định Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị có tầm nhìn sáng suốt và chuẩn xác. Chủ trương và mục tiêu của Nghị quyết đã rất rõ, vấn đề đặt ra là công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Đây là vấn đề quan trọng mà trong đó một trong những nội dung đó là thu hút các thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch.

Với tất cả các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm, chúng ta cũng đã cung cấp được lượng thông tin lớn. Thứ nhất, đã làm rõ Nhà nước được lợi gì, địa phương được lợi gì, doanh nghiệp được lợi gì và người dân cũng sẽ chắc chắn được hưởng lợi nếu như chúng ta thực hiện tốt. Muốn làm được thì trước hết cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp với quyết tâm thực hiện tốt theo tinh thần Nghị quyết 55 đề ra.

Đặc biệt, trong đó có một nội dung rất quan trọng là chúng ta đã cung cấp được một số thông tin, tách bạch và trả lời được câu hỏi Nhà nước độc quyền cái gì, tại sao Nhà nước độc quyền - là nhằm bảo đảm an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, có những phần mà tư nhân có thể tham gia để góp sức, cùng với Nhà nước.

Thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới đã chứng minh, nếu không có sự góp sức của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân thì chúng ta không có kết quả phát triển như ngày hôm nay.

Ngoài ra, thông qua Tọa đàm, chúng ta cũng đã chuyển tải tới bạn đọc nội dung và tầm nhìn của Nghị quyết 55, giúp bạn đọc của Nhân Dân điện tử và công chúng hiểu được chiến lược năng lượng sạch mà Đảng đã đề ra với tầm nhìn lâu dài.

Đồng thời, cũng thông qua buổi Tọa đàm hôm nay, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng góp, tập hợp và chuyển tới Bộ Công thương - cơ quan tham mưu của Đảng, Chính phủ, để bổ sung, sửa đổi Luật Điện lực cho phù hợp và sát với thực tiễn cuộc sống, với mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất với phương châm tất cả các đối tượng liên quan đều được hưởng lợi; đồng thời bảo đảm được an ninh năng lượng quốc gia.

Tôi xin tuyên bố kết thúc buổi Tọa đàm ngày hôm nay với chủ đề “Đưa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống: Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”.

Một lần nữa, thay mặt Ban Nhân Dân điện tử, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý vị đại biểu, khách mời đã tới tham dự buổi Tọa đàm hôm nay.

Cảm ơn các cơ quan báo chí truyền thông, các bạn đồng nghiệp đã tới dự vào đưa tin.

Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn tới bạn đọc của Báo Nhân Dân điện tử đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ.

Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, theo dõi và ủng hộ của quý vị bạn đọc trong các sự kiện tiếp theo của Báo Nhân Dân điện tử.

Xin trân trọng cảm ơn!

 16:40

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Là ngân hàng tham gia vào lĩnh vực năng lượng, xin ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam, cho biết nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam có đủ năng lực cung cấp cho các dự án điện trong tương lai hay không? Nếu không thì giải pháp tài chính sẽ như thế nào?

 Ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Ngành điện nói chung được Đảng và Chính phủ có các chính sách khuyến khích và đẩy mạnh phát triển, với sứ mệnh đó, điện luôn phải đi trước một bước. Từ những thực tiễn phát triển của ngành điện thì Vietinbank cần thiết phải kêu gọi nguồn lực của xã hội, bao gồm cả nguồn vốn tư nhân tham gia vào đầu tư các dự án sản xuất. Truyền tải điện theo hình thức công tư PPP.

Trong tổng thể sự phát triển liên tục đó của ngành điện, trong khoảng hai năm trở lại đây, cũng như trong thời gian tới, năng lượng tái tạo đã nổi lên như một động lực chính, trong đầu tư tăng trưởng mạnh của ngành. Đảng và Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích rất cụ thể. Tuy nhiên, khi tiến hành thẩm định, nghiên cứu đầu tư, ngân hàng nhận thấy một số dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro như sau:

Sản lượng điện sinh ra từ tấm pin mặt trời, tua bin gió không đạt như kỳ vọng do nguồn dữ liệu, bức xạ mặt trời, tốc độ gió... thì chưa được như mong muốn.

Mạng lưới, hạ tầng đấu nối bao gồm đường dây, trạm biến áp chưa đồng bộ, cho nên nhiều dự án không phát được đầy đủ công suất đầy đủ lên mạng lưới điện quốc gia.

Tiến độ dự án rất gấp để kịp thời điểm áp dụng giá ưu đãi, như mốc 30-6-2019. Trước đây, để áp dụng mức 9,35 cent/kwh với điện mặt trời hay mốc ngày 1-11-2021 tới đây, đối với điện gió. Nếu dự án vận hành thương mại sau thời điểm này rủi ro rất lớn, khi áp dụng giá ưu đãi và cố định.

Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, Vietinbank triển khai các giải pháp căn cơ, có chiều sâu như đào tạo đội ngũ nhân sự tại chi nhánh, trụ sở chính... thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, đi thực tế các dự án của ngành điện. Từ đó, xây dựng các đội ngũ các chuyên gia am hiểu về ngành điện, tài chính, kỹ thuật ngành điện... để lựa chọn doanh nghiệp, dự án tốt để triển khai.

Tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm bảo hiểm đặc thù cho ngành năng lượng tái tạo như bảo hiểm sản lượng, bảo hiểm trong quá trình thi công - xây dựng... hạn chế rủi ro. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan Nhà nước, đơn vị ngành điện: Bộ Công thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, EVN...) để nắm bắt kịp thời định hướng, quy hoạch và khả năng lên lưới điện của các dự án.

 16:35

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Chúng tôi xin được hỏi ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo. Cục có cơ chế khuyến khích thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia như thế nào để nâng cao năng lực truyền tải điện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của xã hội cũng như bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia?

Xây dựng hệ thống truyền tải điện là vấn đề mới. Ở Ninh Thuận có nhà đầu tư Trung Nam cũng đang đầu tư xây dựng trạm biến áp 500KV và các đường dây đấu nối. Đây là nhà đầu tư sử dụng vốn tư nhân. Về cơ chế khuyến khích thu hút vốn, phải xác định phụ thuộc rất lớn vào tín hiệu và giá. Đi kèm với các chính sách có định hướng trong Nghị quyết 55, Bộ Chính trị cũng đã đề cập đến thu hút đầu tư tư nhân cho lưới điện truyền tải, cũng như cơ chế chính sách đầu tư xây dựng cho hệ thống truyền tải điện tách bạch với độc quyền Nhà nước về truyền tải điện, thực hiện xã hội hóa đầu tư và khai thác cơ sở vật chất dịch vụ ngành năng lượng bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia, trên cơ sở bảo đảm quốc phòng an ninh.

Thực hiện theo Nghị quyết 55, Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản giao nhiệm vụ cho Bộ Công thương chủ trì  phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030.

Như vậy những chủ trương chính sách của Bộ Chính trị cũng như Chính phủ về việc đầu tư tư nhân đối với lưới điện truyền tải hàm ý không phải hoàn toàn xóa bỏ độc quyền Nhà nước về truyền tải mà phải tách bạch phạm vi nào cần độc quyền, phạm vi nào thực hiện được đầu tư tư nhân trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Cụ thể như: Đối với hệ thống truyền tải điện quốc gia là hệ thống mang tính xương sống và huyết mạch của hệ thống điện Quốc gia, đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia, cần phải độc quyền cả về đầu tư và quản lý vận hành. Bởi vì hệ thống xương sống quốc gia này liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên những đường dây truyền tải từ một vài dự án nguồn điện hoặc các nhóm nguồn điện đến điểm đấu nối, chúng ta có thể giao cho tư nhân, bởi vì khi có sự cố trong những đường dây này chỉ mang tính cục bộ, không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. 

Theo các quy định pháp luật hiện hành về Điện lực thì các đơn vị phát điện, đơn vị phân phối, đơn vị truyền tải, khách hàng sử dụng điện có thể thỏa thuận về phạm vi đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối: Trạm biến áp, đường dây để đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện hoặc để sử dụng điện từ hệ thống.

Như vậy, việc tư nhân đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối là đã có quy định, cụ thể là Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30-11-2016 của Bộ trưởng Công thương về quy định hệ thống điện truyền tải và Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Nghị định 137 cũng quy định việc đầu tư tư nhân để việc đấu nối từ cụm nhà máy điện  cho đến điểm đấu nối là bảo đảm, cho phép thực hiện.

Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp Chủ đầu tư thực hiện đầu tư nguồn điện, sau đó đầu tư đường dây truyền tải từ dự án nguồn điện đến điểm đấu nối, trạm biến áp phục vụ đấu nối, bàn giao lại cho ngành điện quản lý hoặc tự quản lý trong phạm vi hạ tầng lưới điện đấu nối của mình.

Để đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải tạo lập một khung pháp lý rõ ràng, sắp tới thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 55, Bộ Công thương cũng nghiên cứu sửa đổi Luật Điện lực. Như vậy mới có cơ sở tách bạch rõ ràng phạm vi đầu tư, phạm vi nào do tư nhân, phạm vi nào do các doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ đầu tư, quản lý, vận hành. Trên cơ sở đó, trong quá trình sửa đổi Luật Điện lực cũng thúc đẩy các vấn đề khác như thị trường điện để bảo đảm phát triển thị trường điện, có tín hiệu về giá điện sát với thị trường, khuyến khích nhà đầu tư tư nhân.

Để khuyến khích các Nhà đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng truyền tải điện, thì cơ chế khuyến khích về giá phát điện là một trong giải pháp chính, tạo động lực cho nhà đầu tư phấn đấu thực hiện đầu tư của dự án, trong đó có đầu tư hạ tầng lưới điện đấu nối. Thí dụ như trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam là nhà đầu tư dự án Điện mặt trời (450 MW) tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất đầu tư nhà máy kết hợp đầu tư hạ tầng truyền tải bao gồm Trạm biến áp 500 kV và đường dây đấu nối 500 kV, 220 kV đấu nối và bàn giao lại 0 đồng cho ngành điện quản lý và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều này chứng tỏ rằng, với cơ chế giá điện hấp dẫn, Nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận đầu tư cả phần hạ tầng lưới điện đấu nối mà vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư. Ngoài đánh giá tiềm năng về mặt phát điện, Nhà đầu tư sẽ phải xem xét phát triển dự án tại các vị trí thuận lợi và tối ưu trong việc giải tỏa công suất phát, xác định phạm vi đầu tư từ nguồn đến hạ tầng đấu nối, đánh giá hiệu quả dự án một cách tổng thể trước khi có đề xuất và quyết định đầu tư. Có như vậy, dự án mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước.

Nếu chỉ xem xét lợi ích từ một phía, không đánh giá tổng thể hiệu quả chung, có thể gây áp lực cho Nhà nước/ngành điện phải đầu tư hạ tầng truyền tải với chi phí tốn kém, hiệu quả tổng thể không cao và làm tăng giá bán lẻ điện.

Tại Văn bản số 3926/VPCP-CN ngày 19-5-2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã  chỉ đạo về việc thực hiện đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối như sau: Trong khi Luật PPP chưa ban hành và có hiệu lực, Bộ Công thương chịu trách nhiệm hướng dẫn đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối các nhà máy điện và cụm nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, không để xảy ra trường hợp mất đồng bộ giữa đầu tư nguồn điện và lưới điện đấu nối.

Đầu năm 2021 là thời điểm Luật PPP có hiệu lực. Luật PPP đã là khuôn khổ pháp lý để xác định nhà đầu tư tư nhân có thể đầu tư vào các dự án nguồn điện, lưới điện, trừ các dự án thủy điện đa mục tiêu hay các dự án lưới điện truyền tải quan trọng quốc gia. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu trên, trong thời gian tới, việc đề xuất đầu tư tư nhân lưới điện truyền tải có thể áp dụng theo quy định của Luật PPP.

Tương tự, một số dự án nhà máy điện đầu tư theo hình thức BOT, trường hợp dự án lưới điện truyền tải thực hiện Luật PPP cũng được xem xét theo từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng cho tất cả lưới điện truyền tải, nhất là lưới điện truyền tải quốc gia mang tính chất xương sống, huyết mạch của Hệ thống điện quốc gia thì nhà nước cần độc quyền để đảm bảo sự an toàn, ổn định, tin cậy của hệ thống.

Về phía các công trình điện do EVN/EVNNPT đầu tư, để bảo đảm đầu tư hạ tầng truyền tải đáp ứng nhu cầu, ngoài việc đôn đốc các đơn vị thực hiện đầu tư đáp ứng tiến độ thì Cục cũng tham mưu Bộ, Chính phủ xây dựng cơ chế để triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách, tháo gỡ các vướng mắc về chính sách, quy định về đầu tư, về đất đai trong triển khai dự án.

 16:27

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Để phát triển nhanh và bền vững phát huy hết tiềm năng mà Ninh Thuận có được, ông có đề xuất, kiến nghị gì với Chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo của địa phương?

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận:

Để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương theo chủ trương Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31-8-2018 của Chính phủ “Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước” nhằm thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng trở thành ngành kinh tế quan trọng, tác động thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội tỉnh.
UBND tỉnh Ninh Thuận đã tập trung đề xuất các giải pháp kiến nghị đối với Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ.

Đầu tiên, kiến nghị chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có kế hoạch bố trí nguồn lực để đầu tư các công trình lưới điện truyền tải theo quy hoạch đã duyệt nhằm giải tỏa toàn bộ công suất các nguồn điện nêu trên, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

Theo đó, bố trí nguồn lực đầu tư 15 công trình theo Công văn số 1891/TTg-CN ngày 27-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh danh mục lưới điện truyền tải đấu nối các dự án điện mặt trời.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án Thủy điện tích năng Bác Ái công suất 1.200MW và đường dây 500kV đấu nối đưa vào vận hành toàn bộ dự án vào tháng 12-2028.

Hơn nữa, tỉnh dự kiến sẽ tiếp nhận quản lý vận hành tram biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào lưới điện quốc gia vào tháng 10-2020 thuộc dự án Nhà máy điện mặt trời 450MW Trung Nam - Thuận Nam theo nội dung Công văn số 70/TTg-CN ngày 9-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ; và công văn số 517/BCT-ĐL ngày 21-1-2020 của Bộ Công thương.

Ngoài ra, tỉnh đang trình Bộ Công thương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai đầu tư trạm biến áp 500kV Ninh Sơn với quy mô 3x900MVA và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào lưới điện quốc gia, trên cơ sở UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương vị trí, địa điểm trạm biến áp 500kV Ninh Sơn với quy mô 3x900MVA và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào lưới điện quốc gia theo đề xuất của EVN.

Thứ hai, sớm quan tâm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư, nhất là giải quyết liên quan đến chuyển đổi đất rừng sang đất khác, đặc biệt các công trình hạ tầng truyền tải.

Cuối cùng, cập nhật và tích hợp các nguồn năng lượng hiện có trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vào Quy hoạch điện VIII; đồng thời nghiên cứu tính toán đấu nối đồng bộ với các dự án nguồn để giải tỏa hết công suất trong quá trình triển khai thực hiện để bảo đảm điều kiện thực hiện phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, làm cơ sở pháp lý kêu gọi đầu tư trong giai đoạn tới. 

 16:20

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam. Nghị quyết 55 khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng, đặc biệt thành phần kinh tế tư nhân. Ông đánh giá thế nào về việc Nhà nước lần đầu tiên cho phép tư nhân được đầu tư hạ tầng lưới điện? Những lợi ích từ việc đó là gì?

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam:

Trung Nam được Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận cho phép đầu từ vào trạm biến áp và truyền tải 500kV. Đây là trạm và đường dây truyền tải trong pham vi hẹp khoảng 6.000MW nhằm giảm tải cho các máy phát điện khoảng 50%.

Xét về mặt lợi ích khi tư nhân thực hiện dự án này thì tất cả đều có lợi. Cụ thể, Nhà nước, tỉnh không phải bỏ tiền đầu tư; Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thêm tài sản, giải tỏa được công suất; Trung Nam bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, người dân cũng được hưởng lợi khi có hệ thống truyển tải ổn định

Như Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Tài Anh đã nói, hệ thống truyền tải của Việt Nam rất mạnh, nhưng tôi cần bổ sung thêm là “chưa được khỏe” do khâu truyền tải còn nhiều bất ổn.

Đầu tư hệ thống truyền tải cần làm theo chuỗi và đồng bộ, do đó việc Trung Nam đầu tư vào trạm biến áp và đường dây 500kV sẽ bảo đảm tính ốn định trong quá trình truyền tải.

Về công nghệ, trong điện gió thay đổi rất nhanh, do đó Trung Nam đề nghị Bộ Công thương nên có cơ chế ủng hộ cho doanh nghiệp dễ triển khai. Thí dụ câu chuyện công nghệ công suất mới vượt khoảng 10% trong quá trình đầu tư thì doanh nghiệp không cần phải triển khai lại các công đoạn xin phép từ đầu.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

 16:15

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Tại Nghị quyết 55 có nêu rõ, cần có lộ trình đối với việc thay đổi công nghệ, sản xuất thiết bị điện theo hướng hiện đại ít tiêu hao năng lượng và bảo đảm bảo vệ môi trường. Là doanh nghiệp sản xuất, ông Phạm Đình Thắng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu có thể chia sẻ về những công nghệ mà doanh nghiệp đang triển khai, cũng như xu hướng công nghệ trong tương lai đối với ngành sản xuất thiết bị điện?

Ông Phạm Đình Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp Á Châu:

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Việc thay đổi công nghệ, hướng tới các nguồn năng lượng sạch là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Nắm bắt được xu thế đó, Lãnh đạo công ty luôn đặt tiêu chí: An toàn – tiết kiệm – thân thiện môi trường lên hàng đầu trong quá trình sản xuất. 

Cụ thể như, chúng tôi áp dụng mô hình 5S vào sản xuất; Áp dụng công nghệ IoT vào sản xuất; Đầu tư, trang bị hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cho các nhà máy sản xuất; Hệ thống điều khiển và giám sát các công đoạn sản xuất.

Chúng tôi đã và đang áp dụng công nghệ 4.0 vào việc theo dõi, giám sát từ xa vào tất cả các sản phẩm thiết bị điện mà ACIT sản xuất cung cấp ra thị trường, để từ đó có thể phân tích, đánh giá và đưa ra dự đoán sớm đối với các sự cố có thể xảy ra với các sản phẩm của chúng tôi trong tương lai gần, nhằm bảo đảm cấp điện một cách liên tục không gián đoạn. 

Điều này phù hợp với xu thế phát triển của ngành năng lượng trong tương lai khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động tích cực đến mọi mặt của xã hội. Đối với Công ty Á Châu, khi lựa chọn các dây chuyền sản xuất, chúng tôi luôn chú trọng yếu tố công nghệ phục vụ cho sản xuất: Yếu tố công nghệ là tính tiên quyết để lựa chọn, chúng tôi lựa chọn dây chuyền sản xuất có công nghệ mới nhất kết hợp với đội ngũ nhân lực chất lượng cao để sản xuất ra các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

Đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như nguồn nhân lực, chúng tôi luôn có sự đào tạo, trao đổi và đặc biệt Công ty Á Châu xây dựng trung tâm R&D kết hợp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để làm một số nghiên cứu, thí dụ ứng dụng vào tự động hóa. Đầu tiên là áp dụng vào công nghiệp, building. Trước khi có một ứng dụng tốt, chúng tôi sẽ test sản phẩm để đủ điều kiện tham gia vào hệ thống truyền tải như hệ thống nhà máy điện, trạm điện 110, 220… Đó là công nghệ chúng tôi đang ứng dụng và hướng tới. 

Về xu thế công nghệ trong tương lai, tôi đánh giá các dây chuyền công nghệ tới đây hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng. Đặc biệt, các dây chuyền tự động giúp các nhà máy sản xuất giảm nhân lực, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất và độ chính xác cao hơn. 

Đặc biệt, chúng ta thấy, hiện nay có các công nghệ robot hàn, thay thế hàn thủ công bảo đảm độ chắc, bền và kỹ thuật tốt cũng như robot phục vụ công nghệ sản xuất ô-tô, giúp giảm thiểu con người trong công đoạn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là những xu thế chúng tôi đánh giá nó sẽ hướng tới trong tương lai. 

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

 16:07

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam: Là tổ chức tín dụng, xin ông cho biết hiện nay cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện ra sao? Góc nhìn và ý kiến chuyên môn của ông về vấn đề này như thế nào? Khó khăn, vướng mắc chính của Ngân hàng khi cấp tín dụng với các dự án điện NLTT?

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Chúng tôi cho rằng ngành điện là ngành thiết yếu của nền kinh tế. Dựa trên số liệu tổng sản lượng điện sản xuất và phụ tải theo sơ đồ quy hoạch điện VII thì khả năng thiếu hụt điện năng 2020–2023 trung bình từ 1 tỷ KWh đến 3,5 tỷ KWh/năm.

VietinBank luôn xác định dành nguồn lực ưu tiên để đầu tư cho các dự án có liên quan đến ngành điện. Với nhóm EVN và các đơn vị liên quan được áp dụng mức ưu đãi trong các khách hàng của VietinBank, lãi suất áp dụng với nhóm điện năng lượng tái tạo cũng ở mức ưu đãi so với các dự án trung, dài hạn khác mà VietinBank đang cấp tín dụng. Nguồn vốn đầu tư cho ngành điện tại VietinBank là nguồn vốn huy động thông thường từ nền kinh tế (bao gồm các tổ chức kinh tế và dân cư).

Về câu hỏi thứ hai, chúng ta đang có các khó khăn, vướng mắc như sau: Việc quy hoạch đầu tư nhà máy điện chưa đồng bộ với tiến độ đầu tư hệ thống truyền tải. Thêm nữa, tiến độ được áp dụng các cơ chế, ưu đãi khá sát, gây áp lực cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư.

Ngoài ra, các chủ đầu tư và các đơn vị thi công chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng dự án, đặc biệt là các dự án điện gió trên biển...

 16:00

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Để bảo vệ môi trường, trong tương lai cần ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đánh giá thế nào về tiềm năng của các nguồn năng lượng trên ở nước ta? Tỷ trọng của nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch trong tương lai như thế nào? Chúng tôi xin được chuyển câu hỏi này tới ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo:

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở mức khá. 

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng gió do Cơ quan hợp tác quốc tế Đức thực hiện năm 2017, Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ vào khoảng 25-50 GW. Nếu tính cả tiềm năng khu vực ngoài khơi thì tiềm năng phát triển điện gió còn lớn hơn rất nhiều. Đối với năng lượng mặt trời, trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng do Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ thực hiện năm 2014, nhiều khu vực tiềm năng bức xạ mặt trời trung bình ở Việt Nam từ 4,5-5,5 kWh/m2 tức là tiềm năng lớn là khá cao. 

Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo cho thấy, đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển khoảng 8.000 MW thủy điện nhỏ, 20.000 MW điện gió, 3.000 MW điện sinh khối, 35.000 MW điện mặt trời.

Trong các chiến lược phát triển, đã xác định rõ tỷ lệ, cơ cấu của nguồn năng lượng tái tạo của nước ta trong thời gian tới. Đến nay, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (chỉ tính riêng điện sinh khối, điện gió và điện mặt trời) chiếm 10% tổng công suất hệ thống; tuy nhiên sản lượng điện chỉ đạt khoảng 2% trong tổng sản lượng điện sản xuất. Quy mô công suất, cụ thể:

Về điện gió: hiện có 9 dự án điện gió nối lưới với tổng công suất khoảng 440 MW đang vận hành.

Về điện sinh khối: hiện có khoảng 352 MW điện sinh khối đang vận hành, chủ yếu là các nhà máy điện đồng phát nhiệt điện trong các nhà máy sản xuất đường.

Về điện mặt trời: đã có 91 dự án điện mặt trời quy mô lớn với công suất khoảng 4.500 MW, khoảng 20.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 300 MW đang vận hành.

Về các dự án điện rác: có 3 nhà máy điện chất thải rắn với tổng công suất khoảng 10 MW đang vận hành.

Rà soát tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp cho thấy, năm 2017, năng lượng tái tạo đạt 8.167 KTOE, chiếm 11,4% trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp. Nếu tính thêm các nguồn năng lượng tái tạo đã vào vận hành và nguồn năng lượng tái tạo đã quy hoạch thì tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt khoảng 13,0% trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp.

Nhằm mục đích đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong nước, từng bước gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, cải thiện cơ cấu ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Đảng, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể:

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu: Đưa tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn sinh khối, điện gió, điện mặt trời trong tổng sản lượng điện sản xuất đạt khoảng 15% vào năm 2030 và khoảng 33,1% vào năm 2050.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

Bộ Công thương đang tổ chức lập Tổng sơ đồ điện VIII và Quy hoạch Năng lượng quốc gia. Trong tương lai, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp được xác định trong Quy hoạch để đạt các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo nêu trên.

Cũng theo đánh giá của Bộ Công thương, đến năm 2025, tỷ trọng công suất nguồn điện gió và điện mặt trời trong tổng công suất nguồn điện không vượt quá 25%, tỷ lệ điện năng đạt khoảng 8% thì hệ thống có thể bảo đảm hấp thụ được. 
 

 15:50

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã có những chủ trương gì trong việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng? Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng nhằm bảo vệ môi trường là điều cốt yếu, Bộ KHCN đã có chiến lược gì về KHCN trong tương lai để vừa bảo đảm môi trường, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng phát triển điện năng? Xin kính mời ông Nguyễn Đình Hậu.

Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ:

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Hiện nay, tùy trình độ phát triển và thực tiễn của mình, các quốc gia lựa chọn đối sách khác nhau. Thế giới phân hai nhóm: Nhóm dẫn dắt là nhóm các nước tiên tiến phát triển như Đức, Mỹ, Canada và nhóm thứ hai là các nước ứng dụng công nghệ.

Đối với Việt Nam, riêng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 52 và Chính phủ có Nghị quyết 50 về thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị.

Chúng tôi cho rằng, trong ngành năng lượng, qua ý kiến của các đơn vị bên Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục Điện lực, chúng ta thấy, phát triển năng lượng thời gian vừa qua có những thành tựu tốt, đáp ứng nhu cầu trước mắt cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong tiếp cận công nghệ 4.0, Nghị quyết cũng nêu rõ, chúng ta phải chọn cách tiếp cận theo ngành, lĩnh vực là một tất yếu và cần thực hiện.

Trong thời gian qua, thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ, Bộ KH&CN cũng đã xây dựng Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 đối với ngành năng lượng.

Trong năm 2019, riêng đối với lĩnh vực năng lượng, đã hỗ trợ nghiên cứu một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình trạng vận hành và cảnh báo sớm sự cố của các thiết bị và đường dây điện 110kV trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn; Nghiên cứu xây dựng phần mềm nền tảng để phát triển các ứng dụng cho hệ thống SCADA có sử dụng công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 (điện toán đám may, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,...); Nghiên cứu thiết kế và chế tạo Cobot (Collaborative Robot) ứng dụng trong công nghiệp và một số lĩnh vực khác có sự hợp tác người - máy…

Hiện nay, Bộ KH&CN đang phối hợp với các bộ, ngành doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu này. Đây là nền tảng tốt để dần dần ứng dụng 4.0. Thí dụ như có thể tự động hóa lưới điện thông minh chẳng hạn. Vì thế, chúng ta cần phải có bước, cách tiếp cận cụ thể.

Chúng tôi cho rằng, để tiến tới làm chủ, ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực năng lượng, cần phải có lộ trình lựa chọn phù hợp. Chúng ta biết, đầu tiên phải có thiết bị thông minh rồi mới kết nối hệ thống thông minh, ứng dụng công nghệ IOT vào trong điều hành. Hiện nay, đây là khó khăn vì cần đầu tư nguồn lực lớn mà hạ tầng cũng chưa đồng bộ, cần lựa chọn bước đi cho thích hợp.

Bộ KH&CN đang có bước đi hỗ trợ cho nhà khoa học trong nước, các tổ chức nghiên cứu, thậm chí cả doanh nghiệp tham gia nhóm nghiên cứu, để tiếp nhận công nghệ 4.0 từ nước ngoài vào để thay đổi sản xuất của chúng ta.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Liên quan đến việc làm sao vẫn phát triển năng lượng mà bảo đảm giảm thải khí nhà kính:

Trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt khí nhà kính được phát thải trong quá trình đốt cháy tại các nhà máy nhiệt điện. Đó là thách thức lớn vì hệ thống điện hình thành từ xa xưa, có những nhà máy nhiệt điện hàng chục năm với những công nghệ cũ. Chúng tôi cho rằng, chúng ta cũng phải từng bước.

Xu thế của chúng ta tiến tới hình thành thay thế nguồn năng lượng tái tạo bằng nguồn năng lượng không tái tạo để giảm bớt phát thải khí nhà kính.

Trong hoạt động công nghệ, Bộ KH&CN ủng hộ các nghiên cứu để thay thế, ứng dụng công nghệ mới trong giảm tải, tăng hiệu suất đốt trong các nhà máy nhiệt điện, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ cũng phối hợp với Bộ Công thương sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Song song với việc dán nhãn năng lượng, hiện nay Bộ KH&CN được Chính phủ giao ban hành Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg, trong đó với các tổ máy phát điện hiệu suất thấp trong quyết định có quy định rõ: Với loại hình tổ máy phát hiện theo hiệu suất thô, các loại hình đốt làm than, khí đốt và hỗn hợp… có các quy định về mức hiệu suất năng lượng. Hiệu suất năng lượng nào thấp sẽ không được xây dựng mới.

Hiện nay, Bộ KH&CN và Bộ Công thương được giao triển khai nhiệm vụ này. Nếu chúng ta làm tốt sẽ hạn chế được công nghệ có hiệu suất thấp. Bên cạnh đó, các thiết bị dân dụng có mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Trang thiết bị nào không trong tiêu chuẩn cho phép sẽ không được sản xuất, nhập khẩu.

Cách đây năm năm bóng đèn sợi đốt được thay dần dần bằng loại bóng đèn mới, bảo đảm hiệu suất sử dụng, năng lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển công nghệ, Bộ sẽ tập trung cho các hoạt động nghiên cứu để tiến tới làm chủ công nghệ lõi mang tính chất quyết định thay thế công nghệ cũ. Công nghệ cũ bao giờ cũng kèm theo tiêu hao năng lượng cao.

 15:45

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo. Bộ Công thương sắp tới sẽ có chủ trương nào nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng?

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo:

Để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển ngành năng lượng – là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước.

Là đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tôi xin có một vài ý kiến theo khía cạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài cho phát triển điện lực, đặc biệt là thời gian qua những đóng góp của khu vực ngoài nhà trong phát triển ngành điện là rất đáng kể.

Chúng ta có thể tính đến một loạt các dự án nguồn điện lớn được đầu tư theo hình thức BOT. Đây là những dự án nguồn điện rất lớn, quan trọng và đã được các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước (các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân...) tiến hành đầu tư. Việc đầu tư vào các dự án như vậy giảm áp lực, giảm gánh nặng trong việc thu xếp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư cho cung cấp điện phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian vừa qua, việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đã phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn lớn, hoàn toàn do tư nhân đầu tư.

Cụ thể, về phát triển điện mặt trời, đến nay có khoảng 92 dự án với tổng quy mô công suất 5.000MW đã đi vào vận hành. Đối với điện gió, có khoảng 10 dự án với tổng quy mô công suất 400kW cũng đã đi vào hoạt động.

Trong thời gian tới, việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời sẽ thu hút rất lớn vốn đầu tư tư nhân, dẫn đến yêu cầu cần có cơ chế chính sách khuyến khích việc này.

Tôi cho rằng, từ kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian vừa qua, thì chính sách quan trọng nhất là tín hiệu về giá để thu hút đầu tư tư nhân. Khi nhà đầu tư thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Việc này áp dụng cho ngành điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung. Thậm chí, có nhà đầu tư còn có thể bỏ cả vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải.

Như vậy, cơ chế chính sách thuế để bảo đảm tín hiệu về giá nhằm thu hút đầu tư tư nhân cũng là bài toán mà Bộ Công thương trong thời gian vừa qua cũng đã nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ; đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Thời gian qua, chúng ta phát triển năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời và điện gió đều thông qua mức giá cố định, cơ chế giá cố định. Cơ chế chính sách đề ra đối với giá cố định rất phù hợp với tất cả các quốc gia mới phát triển, khi thị trường năng lượng tái tạo còn đang rất “non trẻ”.

Ở đây thì Bộ Công thương cũng đã tính toán mức giá cho các dự án năng lượng tái tạo trên cơ sở sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tính toán đầy đủ các chi phí để phát triển các loại hình năng lượng tái tạo khác nhau; trong đó bao gồm cả chi phí đầu tư, chi phí quản lý vận hành, thậm chí cả chi phí vốn. Từ đó, xác định một mức lợi nhuận hợp lý cho các nhà đầu tư.

Trên cơ sở đó, khi mà các nhà đầu tư đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo với cơ chế giá được khuyến khích thì cũng bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân.

Tuy nhiên, việc này có một đặc thù là hiện nay giá của năng lượng tái tạo biến đổi rất nhanh, chính vì vậy cơ chế về giá cố định cũng sẽ chỉ áp dụng trong giai đoạn cố định, mặc dù cơ chế này thời gian qua phát huy hiệu quả rất tốt, thu hút được đầu tư. 

Khi thị trường phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đã trưởng thành thì sắp tới Bộ Công thương sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện các cơ chế phù hợp, thí dụ như cơ chế đấu thầu, xác định giá cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh, minh bạch, công bằng đồng thời bảo đảm hiệu quả cho cả Nhà nước và doanh nghiệp.

Trong đó, về thị trường điện của Việt Nam sẽ phát triển theo các cấp độ theo hướng từng bước tiến hành giá điện dần dần theo giá thị trường, khi đó chắc chắn các nhà đầu tư sẽ quan tâm và sẽ tham gia vào đầu tư phát triển thị trường này. Như vậy khi đó cũng đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 55 đề ra.

 15:40

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, một câu hỏi xin được chuyển tới ông: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có chiến lược, hành động như thế nào để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai?

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo:

Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55) nhận định, thời gian qua ngành năng lượng Việt Nam có bước phát triển khá mạnh mẽ, tương đối đồng bộ trên các phân ngành. Tuy nhiên, Nghị quyết 55 cũng nhận định, ngành năng lượng đang phải đối mặt với thách thức để bảo đảm an ninh năng lượng. Theo tôi, một trong những thách thức là Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu.

Theo tính toán, hiện nay tổng giá trị phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu là khoảng 18-20%. Nếu chúng ta không có chính sách thì rõ ràng là với nguồn năng lượng sơ cấp dần dần trong nước sản xuất được cũng hạn chế, thì trong tương lai việc phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng tăng. Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Dù trong quy hoạch, các ngành năng lượng đề cập rõ về quy mô, tiến độ dự án, nhưng thực tế cho thấy, thời gian qua, thí dụ trong ngành điện, có dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, có nguy cơ ảnh hưởng an ninh cung cấp điện. Như đánh giá của các vị khách mời, dù cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển và có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn hạn chế. Thí dụ, trong lưới điện truyền tải hiện nay, nếu chúng ta phát triển năng lượng tái tạo mạnh lên thì liệu hệ thống truyền tải điện của Việt Nam có đáp ứng được không?

Nhận diện được những thách thức đó, cho nên thời gian qua, Bộ Công thương đã xác định và đề xuất nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh năng lượng và cung cấp điện.

Giải pháp tập trung vào các nhóm, thí dụ thứ nhất, thúc đẩy tiến độ dự án năng lượng, bảo đảm tiến độ theo quy hoạch; thứ hai nghiên cứu xem xét phương án bổ sung quy hoạch cũng như có cơ chế, chính sách để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, nhiên liệu hóa thạch, để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Song song với thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, Bộ Công thương cũng thực hiện một loạt giải pháp về phía nhu cầu, có nghĩa là áp dụng giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời thực hiện các chính sách, đề xuất cơ chế để thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành năng lượng đồng bộ, hiện đại, vận hành ổn định, tin cậy.

Theo tôi, thời gian tới chúng ta sẽ đề cập đến giải pháp trong quy hoạch tổng thể. Thí dụ, quy hoạch tổng thể ngành năng lượng, quy hoạch điện lực quốc gia, các đề án như quy hoạch hạ tầng, dự trữ cung ứng xăng dầu quốc gia, lập chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, cần sửa đổi Luật Điện lực, Luật Dầu khí, xây dựng Luật về phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như xây dựng chiến lược quy hoạch. 

Tôi hy vọng hệ thống năng lượng Việt Nam, trước hết là hệ thống cung năng lượng, sẽ là hệ thống bảo đảm đa dạng hóa, bảo đảm an ninh năng lượng, cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ được phát triển đồng bộ. 

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

 15:35

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Nghị quyết 55 nêu rõ cần khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng, là đơn đầu tiên tham gia vào lĩnh vực này, xin ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam ý kiến, Nhà nước cần có những chính sách gì nhằm đẩy mạnh, thu hút nguồn lực tư nhân trong việc xây dựng và phát triển năng lượng trong tương lai?

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam:

Nghị quyết 55 xoay quanh vấn đề năng lượng trong đó có hai điểm mà những đơn vị tư nhân như chúng tôi rất mong đợi. Một là khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc làm năng lượng. Thứ hai là xóa bỏ độc quyền và rào cản để tư nhân tham gia vào mảng năng lượng, trong đó có truyền tải. 

Ở đây truyền tải phải hiểu là nhà máy hoặc cụm nhà máy đấu nối vào lưới quốc gia mới là một chiều, cần có đường thoát nữa mới là truyền tải.  Tức là đưa cả hai chiều. 

Để truyền tải đường dây xuyên quốc gia với tư nhân phải nói là việc quá lớn. Truyền tải trong phạm vi hẹp là tư nhân có thể tham gia. Nhưng để tham gia phải vừa có quy hoạch, vừa có giá tốt của Chính phủ khuyến khích…

Cần có cơ chế giá để họ phải bỏ vốn và mời gọi ngân hàng tài trợ. Ngân hàng tài trợ thì đòi hỏi phải có đầu ra tài chính. Ở đây đầu ra chưa có thì làm sao làm được. 

Nói về vấn đề an ninh năng lượng, tư nhân đầu tư xây dựng thì không liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng, nhưng vấn đề ở đây là để vận hành được bảo đảm xuyên suốt. 

Phải có cơ chế vận hành như thế nào, thuê lại như thế nào, cho phép anh truyền tải 1KW như thế nào… Chúng tôi muốn Bộ Công thương, EVN phải có cơ chế thúc đẩy việc này, dù biết rằng đây không phải việc một sớm một chiều. Nếu không Nghị quyết ra cũng để đó. 
 

 15:30

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này được phép đầu tư hạ tầng truyền tải lưới điện quốc gia, xin ông cho biết lý do của doanh nghiệp khi tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện quốc gia?

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam:

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Đối với Trung Nam, chúng tôi có nhiều lý do để đầu tư cho hạ tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Một trong những lý do có thể giải thích như sau: Đây là một dự án mà tư nhân và nhà nước sẽ gắn liền quyền lợi với nhau. Chúng tôi nhận vai trò đầu tư cho nhà máy, để hưởng các chính sách, giá thành tốt từ Chính phủ, với hạn mức xây dựng là năm 2020, bao gồm một trạm biến áp 500.

Đối với doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi, dòng tiền là máu - dòng tiền ổn thì mới duy trì tốt hoạt động kinh doanh, mỗi quyết định đầu tư đều rất quan trọng. Để đến với quyết định đầu tư, một phần do đây là đường dây truyền tải đầu tiên và duy nhất được Chính phủ cho phép. Đây là động lực cho các nhà đầu tư tư nhân được tham gia.

Với sự ủng hộ của các tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công thương, tôi thấy đây là một điểm mới, và khai thông một phần nhỏ trong Nghị quyết 55.

Ý chí quyết tâm của chúng tôi là phải hoàn thành trong năm 2020, nếu không kịp, Trung Nam được xem như đứng trên bờ vực phá sản. Bởi giá của Chính phủ đã rất tốt, nếu rơi vào một giá khác, điều này sẽ không phù hợp nguồn tài chính của Trung Nam.

Ngoài ra, chúng ta cần đưa ra một cơ chế hoạt động rõ ràng. Tư nhân có thể đầu tư, nhưng chỉ có Tập đoàn Điện lực Việt Nam vận hành. Vậy nên cần có các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng khi để các tổ chức khác tham gia đấu thầu tham gia dự án nhà máy.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

 15:20

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Chúng tôi xin được chuyển tới ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Truyền tải điện như là mạch máu lưu thông hệ thống điện quốc gia, tuy nhiên hiện nay vấn đề đấu nối, truyền tải điện đang còn hạn chế bởi hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cục có giải pháp gì để tránh tình trạng giảm phát điện vì thiếu hạ tầng truyền tải?

Ông Nguyễn Tuấn Anh:

Hệ thống truyền tải điện Việt Nam là hệ thống lớn, có kết cấu tương đối mạnh. Trong thời gian qua, đúng là có xảy ra hiện tượng là phải giảm phát của các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là hiện tượng giảm phát chỉ nằm trong cục bộ, ở một vài dự án khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận đấu nối lên lưới điện 110kV.

Hiện tượng này cũng có nguyên nhân của nó. Quý vị cũng thấy, từ trước đến nay, việc đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, tức là lưới điện có cấp điện áp từ 220kV trở lên hầu hết là do Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia đầu tư. Việc đầu tư hệ thống truyền tải cũng theo quy hoạch được duyệt, bao gồm quy hoạch quốc gia và các quy hoạch địa phương. Trong các quy hoạch đề cập rất rõ về tiến độ đầu tư xây dựng nguồn điện và đầu xây dựng lưới điện.

Thời gian vừa qua, thực hiện theo chủ trương khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, ở một số địa phương có tiềm năng các nhà đầu tư cũng phát triển rất mạnh các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng tại một số khu vực lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối ở một số khu vực có thể tiến độ đầu tư triển khai xây dựng không theo kịp tiến độ các dự án đầu tư nguồn điện. Nhất là các dự án điện mặt trời có thời gian triển khai rất nhanh trong khi lưới điện truyền tải do nhà nước đầu tư thì triển khai chậm hơn do các thủ tục chặt chẽ trong nội bộ các tập đoàn nhà nước cũng như quá trình thẩm định và phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều đó dẫn đến hiện tượng ở một số các điểm như Ninh Thuận vẫn còn hiện tượng giảm phát dù là số lượng dự án phải giảm phát so với cả tổng quy mô công suất đang vận hành của các nguồn năng lượng tái tạo thì không lớn.

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

 15:10

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin hỏi ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN): Tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị có nêu: Chính sách khoa học và công nghệ đối với ngành năng lượng chậm đổi mới. Một số chiến lược, quy hoạch năng lượng chậm được hoàn thiện, chưa sát với tình hình thực tế và nguồn lực thực hiện, chưa thực sự gắn kết với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và một số ngành khác. Xin ông cho biết Bộ KHCN sẽ đổi mới chính sách CN trong tương lai như thế nào để gắn kết, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương cũng như các ngành, lĩnh vực liên quan?

Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật:

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Chúng ta nhận thức rằng, KHCN có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và trên thế giới nói chung. Về chính sách chung, trong thời gian vừa qua, Bộ KHCN đã tích cực đổi mới và hoàn thiện các thể chế, chính sách trong nước thông qua tám bộ luật được trình, trong đó nhiều bộ luật gần đây đã thể hiện được sự đổi mới, đột phá, như Luật KHCN năm 2013 đã đưa vào những cơ chế mạnh dạn, trong đó có những quỹ phát triển KHCN của các doanh nghiệp.

Năm 2017, với Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến việc thúc đẩy cơ chế cho việc nghiên cứu phát triển công nghệ cho các ngành kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng được thể hiện rất rõ. Hiện tại, KHCN đã và đang có những đóng góp rất tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong thời gian tới, để triển khai Nghị quyết 55, Bộ đã tiếp tục thực hiện các kế hoạch với nội dung thúc đẩy phát triển KHCN trong các ngành kinh tế kỹ thuật. Bộ đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 696 ngày 25-5-2020 về tiếp tục kế hoạch thực hiện kết luận số 50 về việc thực hiện Nghị quyết số 20, Nghị quyết TƯ 6 khóa 11 về phát triển CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, đưa ra rất nhiều nội dung cụ thể, đặc biệt là rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách pháp luật, đầu tư về tài chính, và doanh nghiệp để bảo đảm đồng bộ giữa các quy định pháp luật, thống nhất giữa các luật để thúc đẩy hoạt động KHCN. Trong đó, chúng tôi cũng lưu ý lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường ĐH và Viện Nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo xây dựng chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2021-2030…

Đối với việc thực hiện Nghị quyết 55, Bộ đã xây dựng kế hoạch hành động, đưa ra năm nội dung lớn. Ngoài việc rà soát cơ chế, chính sách, Bộ đã xây dựng chương trình nghiên cứu riêng cho năng lượng. Đối với lĩnh vực năng lượng, trong suốt những năm vừa qua, đây luôn là lĩnh vực được Bộ xây dựng làm các chương trình trọng điểm cho đất nước và đang tổ chức thực hiện.

Sau năm 2021, theo quyết định của Thủ tướng, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng chương trình này. Chương trình mới sẽ bảo đảm được tính liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, các địa phương, các bộ ngành liên quan, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước của Bộ.

Chúng tôi sẽ xây dựng và huy động các tiềm lực phục vụ cho nghiên cứu. Nhân lực trong KHCN là vốn quý nhất để thực hiện các hoạt động có liên quan đến sáng tạo, đổi mới CN. Nhân lực là một trong những vấn đề mà Bộ KHCN rất quan tâm trong thời gian tới. Thứ hai là đầu tư nâng cao nhận thức của hệ thống các viện nghiên cứu.

Tới đây, Bộ cũng sẽ cùng với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công thương đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu để có đủ năng lực hấp thu công nghệ, chuyển tải năng lực công nghệ, thực hiện các hoạt động công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có thực lực, đi tiên phong trong lĩnh vực để hấp thu công nghệ. Bộ khẳng định sẵn sàng đồng hành cùng các bộ ngành, các doanh nghiệp, và chúng ta cũng đã thực hiện và có hiệu quả bước đầu. 
 

 14:50

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Nghị quyết 55 nhấn mạnh: Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Vậy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có sách lược gì cụ thể để thực hiện yêu cầu này? Xin ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, thực trạng hạ tầng lưới điện quốc gia hiện nay ra sao? Để đáp ứng an toàn bền vững nguồn điện, hệ thống truyền tải cần đổi mới như thế nào? Lộ trình như thế nào?

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Có thể khẳng định hạ tầng hệ thống điện của VN là hệ thống điện lớn trên thế giới, quy mô gần 60 nghìn megawatt, chúng ta có hệ thống truyền tải mạnh, lớn.

Con số cụ thể là hệ thống điện 500KV dài gần 9 nghìn km, điện 220 gần 25 nghìn km, điện 110 dài 25 nghìn km. Dung lượng các trạm biến áp cũng lớn. So sánh trên thế giới, hiện chúng ta đứng thứ hai Đông - Nam Á, sau Indonesia. Và chúng ta đứng thứ 23 trên thế giới. Cho thấy, hệ thống lưới điện của VN trong thời gian qua lớn mạnh vượt bậc. Yếu tố quan trọng nhất để vận hành an toàn hệ thống điện là phải có dự phòng, thứ hai phải bảo đảm tính đồng bộ giữa nguồn, lưới truyền tải, lưới phân phối.

Đây cũng là yêu cầu cơ bản trong quy hoạch bất kỳ hệ thống điện nào. Về hệ thống điện thông minh là xu hướng của thế giới, chúng ta đang dần từng bước xây dựng theo chỉ đạo của Chính phủ. Lưới điện thông minh hiểu là lưới điện truyền thống, được tích hợp thêm công nghệ thông tin, các công cụ để chúng ta chuẩn đoán tốt hơn, tối ưu hóa quá trình vận hành lưới điện.

Hiện nay, lưới điện truyền thống chúng ta có rồi, đang tích hợp thêm để có hệ thống thông minh, mục tiêu là nâng cao hiệu quả vận hành một cách tốt nhất. 

Trong chiến lược phát triển, Chính phủ, Bộ Công thương dự kiến đến 2030 chỉ số đạt 100 phút. Một năm, trung bình một khách hàng mất 100 phút, nên đây là chỉ số hết sức quan trọng để bảo đảm chất lượng điện năng. Phấn đấu sau 2020 có 100% các trạm biến áp 110 và đến 2025 có 100% các trạm biến áp 220 được điều khiển từ xa, không có người vận hành, phấn đấu giảm tổn thất điện năng.
 
Đề án phát triển lưới điện thông minh của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt. Trong đó, có nhiều đề án thành phần, đang triển khai theo đúng tiến độ, đúng chỉ đạo của Chính phủ. 

 14:37

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: Xin ông cho biết tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của địa phương? Tỉnh đã có chiến lược như thế nào để tận dụng tối đa tiềm năng này?

Ông Phạm Văn Hậu: 

Có thể nói Ninh Thuận chúng tôi là một tỉnh rất khó khăn, trước đây là một vùng trũng của khu vực Nam Trung Bộ, với điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt của Ninh Thuận việc phát triển thu hút đầu tư và các yếu tố khác là rất khó khăn đối với địa phương chúng tôi. Nhưng từ khi có chính sách phát triển về năng lượng tái tạo thì thực sự những khó khăn của chúng tôi thành lợi thế so với tất cả các địa phương khác trong cả nước, chính lợi thế này với sự hỗ trợ của Quốc hội, của Chính phủ và các bộ, ngành, đã giúp cho Ninh Thuận phát triển trong những năm vừa qua, từng bước phát triển về kinh tế-xã hội.

Theo đánh giá quy hoạch, có thể nói riêng Ninh Thuận chúng tôi là một trong những địa phương chủ động nhất trong công tác lập quy hoạch về phát triển năng lượng này. Ngay từ năm 2011, chúng tôi đã lập quy hoạch phát triển điện gió và năm 2017 chúng tôi cũng đã trình Bộ Công thương quy hoạch điện mặt trời. Tuy nhiên, những quy hoạch điện mặt trời sau này, do luật quy hoạch mới nên không phê duyệt quy hoạch này.

Nói như thế để thấy quá trình nghiên cứu và xác lập tiềm năng lợi thế chúng tôi có sự nghiên cứu bài bản và có phân tích đánh giá các yếu tố khoa học cũng như xác lập những vùng tiềm năng lợi thế. Đối với điện mặt trời, câu chuyện lớn nhất là khai thác đất đai, sử dụng đất không hiệu quả thì chúng ta mới đưa điện mặt trời vào phát triển. Những vùng đất đai có thể sản xuất tốt mà đưa điện mặt trời vào thì diện tích đất bị chiếm. Nhu cầu sử dụng trong tương lai về đất đai là rất lớn vì nguồn lực trong tương lai là rất quan trọng. Chính vì vậy, những vùng đang có lợi thế về nông nghiệp, đang có thể phát triển lúa hay các cái khác mà chuyển sang mặt trời sẽ không hiệu quả.

Từ những phân tích các yếu tố tiềm năng, địa bàn chúng tôi có lợi thế đối với năng lượng tái tạo. Về điện gió trên bờ, theo quy hoạch đã được Bộ Công thương phê duyệt trước đây, tổng quy hoạch trên địa bàn là 1.429MW. Tuy nhiên, quy hoạch này từ năm 2011 đến 2013, thời điểm này công nghệ rất thấp, một địa điểm, một vị trí chỉ ở khoảng 1,2MW. Bây giờ, công nghệ đã lên đến 4,2MW/trụ. Tức là tăng gần ba lần quy mô công suất và hiệu quả sử dụng tiềm năng đó. Cho nên tiềm năng của 1.429MW với công nghệ hiện nay thì phải hơn 2.000MW điện gió trên bờ.

Điện gió trên biển, vừa qua chúng tôi đã hoàn thành quy hoạch tổng thể quy mô khả năng phát triển trên biển là 3.240MW tính từ 16 hải lý. Yếu tố tác động ở đây, qua đánh giá lượng gió trên địa bàn của tỉnh rất ổn định, tốc độ gió trung bình trên địa bàn Ninh Thuận là hơn 7,8m/s và thổi đều ổn định trong 10 tháng.

Đối với điện mặt trời, tiềm năng là số giờ nắng tại Ninh Thuận dài nhất, vào khoảng 2.600-2.800 giờ và khoảng 200 ngày nắng trong một năm. Một ngày từ 5 giờ sáng các dải mặt trời đã hoạt động tới 6 giờ chiều vẫn hoạt động. Độ dài khai thác hiệu quả tiềm năng trên địa bàn rất lớn. Chính vì vậy, các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt đến Ninh Thuận. Theo quy hoạch, chúng tôi có tổng quy hoạch là 8.484MW, dự kiến điện mặt trời áp mái là khoảng 400MW. Như vậy, tổng nhu cầu phát triển năng lượng mặt trời là 8.848 MW, cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn là rất to lớn.

Song song nguồn năng lượng tái tạo này, nguồn năng lượng để bù đắp ổn định của các hệ thống lưới rất quan trọng. Trên địa bàn chúng tôi, Tập đoàn Điện lực cũng đã khởi công và đầu tư dự án tích năng Bác Ái 1.200MW để giải quyết được tính ổn định của hệ thống lưới năng lượng tái tạo trong khu vực. Thứ hai, là tổ hợp điện khí LNG Cà Lá thì Thủ tướng cũng đồng ý cho Ninh Thuận phát triển hệ thống với quy mô 1.500MW giai đoạn đầu. Hai loại hình này là hai loại hình rất cần thiết để ổn định hệ thống lưới.

Có thể nói với những tiềm năng, lợi thế và hỗ trợ của Chính phủ thì những lợi thế của Ninh Thuận đủ điều kiện đáp ứng hình thành trung tâm về năng lượng tái tạo quốc gia theo đúng tinh thần của Nghị quyết 55.

 14:30

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: Để đáp ứng được sự phát triển năng lượng tái tạo của địa phương, hạ tầng truyền tải điện của Ninh Thuận cần phải đầu tư ra sao và lộ trình như thế nào để theo đúng tinh thần Nghị quyết 55?

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Đến thời điểm hiện tại tỉnh đã hoàn thành đầu tư, thi công và đấu nối hai dự án công trình. Cụ thể, dự án nâng công suất trạm 220kV Tháp Chàm từ 2x125MVA lên 2x250MVA (hoàn thành vào tháng 11-2019); và hoàn thành và đấu nối vào hệ thống truyền tải trạm biến áp 220kV Ninh Phước (2x250MVA) vào ngày 28-6-2020.

Hơn nữa, hiện tỉnh còn bảy dự án đang thi công và sẽ được hoàn thành trong năm 2020. Đó là: Đường dây 220kV Nha Trang - Tháp Chàm; Đường dây 110kV thuộc trạm biến áp 220kV Tháp Chàm - Ninh Phước; Phân pha dây dẫn đường dây 110kV 174 Tháp Chàm 2 – 171 Tháp Chàm; Thay dây dẫn đường dây 110kV 174 Tháp Chàm - Ninh Phước; Đường dây mạch 2 Ninh Phước - Tuy Phong - Phan Rí; Cải tạo đường dây 110kV Đa Nhim - trạm biến áp 220kV Tháp Chàm; Cải tạo đường dây 110kV Đa Nhim - Hạ Sông Pha - Ninh Sơn - Tháp Chàm.

Ngoài ra, tỉnh dự kiến sẽ đầu tư thêm chín dự án trong thời gian tới như: Đường dây 500kV Vân Phong-Vĩnh Tân (2x172km); Đường dây 500kV Thuận Nam - Chơn Thành (2x350km); Đường dây 220kV Ninh Phước - 500kV Thuận Nam (2x23km); Đường dây 220kV Ninh Phước - Vĩnh Tân (2x35km); Treo dây mạch hai đường dây 220kV Nha Trang - Tháp Chàm (88,069km); Mở rộng Trạm biến áp 220kV Phước Thái; Cải tạo đường dây 220kV Đa Nhim - Đức Trọng - Di Linh; Đường dây 110kV đấu nối Phước Thái - Phước Hữu và Phước Thái - Phước Hữu ĐL1; Cải tạo đường dây 110kV thuộc trạm biến áp 220kV Tháp Chàm - Ninh Hải.

 14:11

 Nhà báo Trịnh Mai Anh: Xin được hỏi ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Vấn đề quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng, xin ông cho biết phát triển thị trường điện Việt Nam có phù hợp với tinh thần Nghị quyết 55 không? Cơ chế, chính sách nào để phá bỏ độc quyền trong kinh doanh bán điện hiện nay ở Việt Nam?

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo:

a0003-1594366712047.JPG
 

Tôi xin thay mặt Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, xin được trả lời câu hỏi về vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong vấn đề phát triển thị trường điện lực Việt Nam hiện nay có phù hợp với tinh thần Nghị quyết 55. Trong phát triển thị trường điện, cơ chế chính sách nào để phá bỏ độc quyền trong kinh doanh, buôn bán điện hiện nay.

Chúng ta đã biết, thị trường điện của Việt Nam phát triển qua ba cấp độ thị trường, thực hiện theo luật điện lực: cấp độ thứ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ thứ 2 là thị trường bán buôn và cấp độ thứ 3 là thị trường bán lẻ điện.

Từ năm 2012 đến nay, chúng ta đang trải qua cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh và đang triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Việc phát triển thị trường bán buôn điện cũng như phát triển thị trường phát điện cũng đạt được những kết quả khả quan và những kết quả này khẳng định: Trong thị trường phát điện cạnh tranh, đã được hoàn thành về cơ bản và đến nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam không còn giữ vai trò độc quyền trong khâu mua buôn điện, mà thay vào đó, Tập đoàn đã được thay thế bằng năm tổng công ty điện lực bao gồm: Công ty Điện lực TP Hà Nội, Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực miền Nam.

Như vậy, việc tham gia thị trường không còn là đơn vị mua điện duy nhất nữa mà đã hình thành các đơn vị trong thị trường điện.

Để tiếp tục triển khai thị trường phát triển điện, Bộ Công thương đã tham mưu cho Chính phủ để thực hiện tái cấu trúc ngành điện, để tăng cường tính minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử với các thành viên tham gia thị trường.

Hiện nay, Bộ Công thương đang nghiên cứu để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, dự kiến sẽ tiến hành thực hiện thí điểm và tiếp theo thực hiện sau năm 2023.

Đối với phát triển thị trường điện bán lẻ điện cạnh tranh, sau 2023 sẽ chuyển dần việc Nhà nước điều tiết giá điện sang cơ chế xác định thông qua giá thị trường.

Như vậy, việc phát triển thị trường điện tại Việt Nam phù hợp tinh thần với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, trong việc từng bước áp dụng giá thị trường, tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành điện, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, xóa bỏ độc quyền trong các khâu của ngành điện.

Để triển khai thị trường bán lẻ cạnh tranh, bước đầu thực hiện thí điểm. Hiện Bộ Công thương đang nghiên cứu cơ chế bán điện trực tiếp từ các nhà sản xuất điện trực tiếp cho các đơn vị tiêu thụ điện.

Thông qua cơ chế bán trực tiếp, nhà sản xuất điện và đơn vị tiêu thụ sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng song phương và thực hiện theo cơ chế thị trường. Với cơ chế này, sẽ tạo động lực để khuyến khích: Thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào trong phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện năng lượng tái tạo; Tiến tới nhân rộng cơ chế trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, tạo lập môi trường bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 55.

Tương lai sẽ bảo đảm việc sẽ phát triển thị trường mang tính cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả và phù hợp thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

14:00

 Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử phát biểu khai mạc Tọa đàm

Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” -0
 

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử cho biết:

Ngày 11-2 vừa qua, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với quan điểm chỉ đạo, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết 55 cũng chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của ngành năng lượng nước ta. Đó là: Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hoá và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hóa cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế. Chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội…

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trong đó, đặc biệt là một số cơ chế, chính sách hiện hành chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh. Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ…

Về giải pháp, Nghị quyết 55 đã chỉ rõ, chúng ta cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững. Cần xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý trong sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ hạ tầng năng lượng; có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện, tách bạch với độc quyền nhà nước về truyền tải điện. Thực hiện xã hội hoá tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng…

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng theo hướng tăng cường nội lực, hướng đến xuất khẩu; ưu tiên phát triển các ngành chế tạo máy, thiết bị điện, dầu khí, dịch vụ dầu khí. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất của Nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện những công trình, dự án phức tạp, kỹ thuật cao trong ngành năng lượng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Chính vì vậy, Ban Nhân Dân điện tử tổ chức buổi tọa đàm, với chủ đề “Đưa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống: Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”.

Tại buổi tọa đàm, chúng tôi đã mời đến đây đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia, trong lĩnh vực năng lượng, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu về đầu tư và sản xuất thiết bị điện, để cùng nhau trao đổi, đóng góp những ý kiến tâm huyết cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng được cơ chế hiệu quả để thu hút các nhà đầu tư tư nhân, có tâm, có tầm, có vốn và công nghệ tiên tiến chung tay phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia.

Một lần nữa, thay mặt Ban Nhân Dân điện tử, xin cảm ơn các vị khách mời và các đồng nghiệp từ hơn 20 cơ quan báo chí đã tham gia buổi tọa đàm trực tuyến hôm nay.
 

Tham dự cuộc tọa đàm có các vị khách mời:
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương
Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN)
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam
Ông Phạm Đình Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp Á Châu
Ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp Vietinbank.